ClockThứ Tư, 30/01/2019 12:06

"Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân..."

TTH - Tháng Chạp cả Huế dường như là tháng của giỗ chạp, cúng kỵ. Có lẽ như người già thường không còn đủ sức khỏe để chống chọi với rét mướt. Họ làm nên một cuộc chia ly với trần thế, với người thân để đến với một thế giới khác ấm áp hơn.

Tháng Chạp của một năm nào đó ở trong những tháng ngày đã cũ, tôi cũng đã tiễn đưa người thương yêu tôi nhất, ông nội tôi, người đã dành cả tuổi già để vun trồng những bông hoa thược dược trong vườn. Những bông hoa to thiệt to, nhiều màu lắm. Ngày xưa, khi còn là một cô bé học sinh tiểu học, vào dịp mồng tám tháng ba, bao giờ tôi cũng ra vườn hái hoa thược dược tặng cô giáo. Để những ngày tháng Chạp kéo về, khi lang thang vườn hoa trong một ngày nắng đông phơi phới, bắt gặp những bông hoa thược dược trong vườn Huế mà lòng da diết nhớ về tình thân, nhớ về nguồn cội.

Tháng Chạp cũng bởi vì thế mà trở thành dịp con cháu sum vầy trong những ngày giỗ kỵ, để nhắc về những kỷ niệm cùng với người đã khuất, và để thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên. Ngoài những mùi đặc trưng của bánh mứt, của hoa cúc, hoa mai thì mùi nhang khói được đốt lên trong dịp cuối năm cũng gợi nên mùi tết, mừng những người con xa quê khăn gói trở về đoàn tụ với gia đình bên một mùa xuân mới.

Và, sau những bộn bề của những ngày cuối năm, bước ra đường dưới ánh nắng mắt trời ấm áp, nhìn vòm trời trong vắt, xanh ngắt màu thùy dương tự nhiên lòng thấy an yên đến lạ. Tưởng chừng như những buồn đau, thất vọng, những vỡ vụn của một năm khó khăn đã cuốn theo mây trời bay đi mất, trả lại cho thế gian một khoảng trời an bình như là một chốn về nương náu yêu thương.

Quán cà phê là một căn nhà xưa với mái lợp âm dương, bao quanh là những khóm tre rặng trúc. Chốn bình yên là nơi an trú cho những chông chênh, xô bồ từ cuộc sống mưu sinh tần tảo suốt một năm dài. Trên loa, những bài hát xuân được mở lên với âm lượng vừa đủ.., để lắng nghe "ta cùng nhau đón thêm mùa xuân.. ". Đúng rồi, một mùa xuân nữa sắp trở lại với đất trời, đến cái nắng mới ngày đông cũng bỗng dịu hiền hơn bao giờ hết. Hàng cây bằng lăng bao quanh thành nội cũng đã rụng hết lá, soi thân mình khẳng khiu xuống mặt nước trong "dòng sông" bao quanh thành nội. Và, dưới "dòng sông", nắng ấm rọi lấp lánh trên mặt nước, những chú cá mương, cá rô phi dường như cũng đang biết tận hưởng chút ấm áp cuối năm ngoi lên mặt nước từng đàn, từng đàn.

"Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân..." là niềm hân hoan đang nở trong lòng bởi duyên phận vẫn đang còn níu giữ tình yêu để còn giữ một nếp nhà yên bình trong một mùa xuân mới, nên hãy cứ vui và trân trọng cuộc đời này dẫu phong ba bão táp có khi đang chờ ta đâu đó trong những ngày ở thì tương lai.

Một buổi sáng đẹp trời, lòng người cũng trở nên phơi phới, ta tự tìm nơi an trú cho chính mình giữa nhân gian vô thường, để rồi chợt nhớ những câu thơ của Bùi Giáng "Trước khi về chín suối/Em xin gửi đá vàng/Của trăm năm buồn tủi/Về trả lại nhân gian".

Nam Giao

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Return to top