ClockChủ Nhật, 04/08/2024 14:54

“Vua nhạc cụ” Pi Ke Dơ

TTH - Với khả năng ca hát và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ dân tộc, nghệ nhân Pi Ke Dơ, 50 tuổi, xã Hồng Bắc còn được đồng bào Pa Cô gọi vui là “vua nhạc cụ”. Ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu, chế tạo các nhạc cụ truyền thống và trở thành một nghệ nhân sáng tác nhạc cụ tinh xảo bậc nhất của huyện A Lưới.

Nhạc Cổ Từ - biết ơn và mong nguyệnSỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

 Nghệ nhân Pi Ke Dơ với niềm đam mê nghiên cứu, chế tác nhạc cụ dân tộc

“Đam mê chảy trong tim rồi!”

Không như những đứa trẻ đồng trang lứa, cậu bé Pi Ke Dơ từ nhỏ đã mang trong mình một trái tim đầy tình yêu với âm nhạc dân tộc truyền thống. “Thuở đó, khi được nghe người cha, người ông của mình ca hát và chơi các loại nhạc cụ, chỉ cần nghe qua một lần là mình đã thuộc và nhớ giai điệu bài hát đó. Khi đã nhớ giai điệu, hàng ngày mình tự mày mò cách chơi và luật chơi các loại nhạc cụ và thể hiện nó”, nghệ nhân Pi Ke Dơ nhớ lại.

Hàng năm, cứ mỗi lần địa phương tổ chức những lễ hội truyền thống như: Lễ Acha Aza của đồng bào Tà Ôi, lễ hội Ariêu Piing của đồng bào Pa Cô, lễ hội Ariêu Car… Pi Ke Dơ lại có cơ hội được tiếp xúc với nhiều loại nhạc cụ mới lạ của đồng bào mình và các dân tộc bạn. Kể từ đó, ông đem lòng yêu hơn những nhạc cụ dân tộc truyền thống, bất kể là nhạc cụ của dân tộc nào, ông cũng đều muốn học và chơi một cách nhuần nhuyễn.

“Mình từng lên Nam Đông, ra Quảng Trị, thậm chí vào tận Quảng Nam chỉ để đi tìm những bậc tiền bối, những cao niên để nhờ họ chỉ dạy cách chơi các loại nhạc cụ. Phần vì để thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc, phần muốn học để có thể truyền dạy cho thế hệ sau này”, nghệ nhân Pi Ke Dơ chia sẻ.

Trong căn nhà đơn sơ của nghệ nhân Pi Ke Dơ, trên những vách tường treo đầy những món nhạc cụ dân tộc, ông chỉ tay lên một nhạc cụ khá lạ mắt và giới thiệu: “Đó là “đàn toong”, loại nhạc cụ mà mình tự sáng tạo nên. Để chế tạo ra cây đàn mang âm sắc độc đáo này là cả một quá trình dài nghiên cứu, sáng tạo bằng tình yêu, niềm đam mê âm nhạc dân tộc mình. Đã không ít lần thất bại, nhưng cuối cùng chiếc đàn đã được hoàn thiện”. Nói rồi, ông đem chiếc đàn toong xuống và đánh cho chúng tôi nghe một bản nhạc du dương, âm thanh trầm bổng mang âm hưởng của núi rừng mà trước đó, chúng tôi chưa từng được thưởng thức.

Không chỉ dừng lại ở đó, Pi Ke Dơ luôn tìm tòi, học hỏi để chế tạo lại những bộ nhạc cụ quý ngày xưa, nay thất lạc trong dân gian. Ông đã tự mình chế tạo thành công hơn chục loại nhạc cụ các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều và Pa Hi như trống, chiêng, khèn, sáo... “Mình nghĩ nhạc cụ dân tộc đều được chế tạo từ cây rừng thiên nhiên thì tội chi mình không tự làm lấy, mua thì nhiều tiền lắm!”, Pi Ke Dơ tâm sự.

Kể từ đó, Pi Ke Dơ thường xuyên góp mặt tại các lễ hội quan trọng, mang những giai điệu dân gian của đồng bào mình đến khắp các làng, bản dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ. Nhắc đến nghệ nhân Pi Ke Dơ, nhiều người biết đến ông là một người vừa hát hay, đàn giỏi, vừa là người chế tác nhạc cụ tinh xảo và xuất sắc. “Có chi mô! Đam mê chảy trong tim rồi. Mình chỉ làm vì mình thích thế thôi”, Pi Ke Dơ cười xòa.

“Làm chi cũng cố hết sức mình!”

Cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại, cùng với đó là sự du nhập âm nhạc, các nhạc cụ hiện đại thu hút giới trẻ cũng làm mai một đi nhiều loại hình truyền thống đồng bào. Đây cũng là điều mà ông Pi Ke Dơ trăn trở khi nhắc đến nỗi lo thất truyền của dòng nhạc truyền thống đồng bào mình. Do vậy, chính ông cũng tự tìm tòi trong dân gian những lời nhạc, vần thơ của đồng bào để có thể truyền lại cho những người yêu nhạc, đặc biệt là lớp thanh niên trong bản làng.

“Các nghệ nhân giỏi về nhạc cụ giờ cũng lớn tuổi hết rồi, mình vẫn còn trẻ, còn khỏe, làm được chi cũng làm hết sức mình! Ngoài bảo tồn các loại nhạc cụ dân tộc, mình luôn mong muốn truyền lại những khả năng, kinh nghiệm mà mình có được cho lớp trẻ, để những làn điệu, câu hát, âm vang của các nhạc cụ truyền thống dân tộc sẽ còn vang mãi giữa đại ngàn Trường Sơn…”, nghệ nhân Pi Ke Dơ trải lòng.

Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới, Pi Ke Dơ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc chế tác, tạo ra những nhạc cụ độc đáo, là người bảo tồn, lưu truyền những nhạc cụ dân tộc, làn điệu dân ca của đồng bào Pa Cô nói riêng và các dân tộc bạn nói chung. Ông là người tham gia tích cực và là nhân vật chủ lực trong mọi hoạt động văn hóa, lễ hội quan trọng của địa phương.

Châu Thái
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

Ở Thừa Thiên Huế, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ tính bằng tiền mà giá trị mang lại đã thể hiện chất xám, trí tuệ được cộng hưởng gấp bội lần để làm giàu cho xã hội không chỉ ở phạm vi địa phương…

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

TIN MỚI

Return to top