ClockThứ Năm, 16/06/2022 06:30

Xã hội hóa các chương trình Festival Huế

TTH - Bên cạnh sự đồng hành hỗ trợ kinh phí tổ chức từ các nhà tài trợ, nhiều chương trình, hoạt động năm nay được xã hội hóa, làm tăng sự sôi động, đa dạng cho Festival Huế 2022.

Chương trình tuần lễ Festival Huế 2022Âm nhạc truyền thống và múa dân gian Nga sẽ góp mặt tại Festival Huế 2022Công bố lịch chương trình Tuần lễ Festival Huế 2022

Festival Huế có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút nhiều du khách

Tiếp tục đồng hành

 Dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến ngành kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Dù thế, Festival Huế vẫn được sự tin tưởng và đồng hành của nhiều nhà tài trợ; đặc biệt là những nhà tài trợ truyền thống, như Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam – Nhãn hàng bia Huda, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, Vietnam Airlines, các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank… Đến hiện tại, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2022 đã ký kết hợp đồng tài trợ với 25 đơn vị, tổng giá trị tài trợ gần 19 tỷ đồng tiền mặt và hiện vật.

Ông Onno Rombouts, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam chia sẻ, Carlsberg Việt Nam đã đồng hành với Festival Huế từ kỳ đầu tiên và luôn dành một mức kinh phí lớn nhất để đồng hành cùng lễ hội. Công ty mong muốn góp phần công sức phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, nâng tầm thương hiệu Festival Huế; qua đó, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp tốt hơn, đến được với công chúng trong và ngoài nước.

Tại Festival Huế sắp đến, nhãn hàng Huda sẽ cùng người dân Thừa Thiên Huế và miền Trung tạo nên kỷ lục châu Á với “Bàn tiệc dài nhất châu Á”; đồng thời, triển khai nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn dành cho người dân, du khách trải nghiệm vẻ đẹp và giá trị của mảnh đất, con người Cố đô.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tặng hoa cảm ơn Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam đã đồng hành cùng Festival Huế

Là đơn vị tài trợ về mặt quảng bá hình ảnh cho Festival Huế suốt 7 kỳ qua, ông Lê Đức Tốn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Quảng cáo và Trang trí nội thất Lê Nguyễn thông tin, năm nay, công ty hỗ trợ festival quảng bá ở các sân bay trong cả nước. Được tổ chức theo chuỗi bốn mùa, đây là hướng đi mới rất hiệu quả của Huế. Khi tổ chức quanh năm sẽ giảm tải cho các dịch vụ, tạo ra các đợt kích cầu thu hút khách. Dù sẽ tốn thêm nhiều kinh phí, vì tần suất quảng bá tăng lên, thực hiện nhiều lần, nhưng công ty vẫn cam kết đồng hành vì mục tiêu quảng bá lễ hội, góp phần cho Huế phát triển kinh tế từ lễ hội.

 Theo BTC, mục tiêu xuyên suốt trong nhiều kỳ qua tăng cường xã hội hóa được BTC đặt lên hàng đầu. Dù gặp không ít thách thức và khó khăn bởi dịch bệnh, sự đồng hành vẫn rất lớn, cho thấy sức hút của lễ hội vẫn còn, giá trị thương hiệu vẫn được giữ gìn, sự tín nhiệm của nhà tài trợ vẫn vẹn nguyên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình khẳng định, sự thành công của các kỳ đã qua và trong kỳ tiếp đến sẽ có sự hỗ trợ rất lớn của các nhà tài trợ. Vì điều đó mà BTC rất quyết tâm tổ chức thành công lễ hội, tiếp tục phát huy được cầu nối văn hóa thì hình ảnh của các nhà tài trợ đến gần hơn với công chúng và du khách gần xa.

Thay đổi phương thức xã hội hóa

Cùng với việc huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ, năm nay, có một điểm rất nổi bật trong công tác xã hội hóa của BTC, là huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tổ chức các chương trình, hoạt động. Theo BTC, đây là điểm mới, và cũng là hướng đi lâu dài trong công tác xã hội hóa lễ hội, huy động sức mạnh toàn xã hội cùng tham gia, làm phong phú hơn các chương trình.

Nhiều chương trình, hoạt động xã hội hóa có quy mô lớn, đầu tư bài bản về cả hình thức lẫn nội dung, như lễ hội Bia, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, lễ hội ẩm thực “Kinh đô Ẩm thực Huế với Bốn phương” và lễ hội ẩm thực đường phố, lễ hội khinh khí cầu, đêm nhạc EDM, giải đua thuyền Sup – Hue SUP RACE 2022… chắc chắn sẽ tạo diện mạo cho Festival Huế.

 Theo Trưởng BTC, hiện tại chưa thể khẳng định việc tổ chức lễ hội theo hướng bốn mùa đã thành công, song đây là mô hình phù hợp với xu thế, tăng khả năng thu hút khách, nên BTC sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức. Để làm điều này, với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, Festival Huế 2022 phải tiếp tục khẳng định sức lan tỏa và khả năng hội nhập của một lễ hội văn hóa, quy tụ các đoàn nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của các vùng miền trong cả nước và khắp các châu lục đến giao lưu, trình diễn, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham dự.

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực BTC Festival Huế 2022 cho biết thêm, cách tiếp cận mới trong công tác tổ chức, công tác xã hội hóa là để phù hợp với xu hướng. Vì vậy, trong thời gian đến, công tác xã hội hóa chắc chắn sẽ tiếp tục được triển khai và đòi hỏi tốt hơn nữa.

Qua các kỳ festival đã tổ chức, thực tế chỉ ra là BTC cần có một ban vận động xã hội hóa. Đặc biệt khi lễ hội được tổ chức theo hình thức bốn mùa, mục tiêu là tăng khả năng thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế, nhưng phải giảm bớt áp lực cho ngân sách; tạo tính chuyên nghiệp, xây dựng và tạo nguồn kinh phí ổn định, chủ động trong công tác tổ chức là điều cần hướng đến. Mặt khác, đối với các chương trình xã hội hóa cũng có sự giám sát, kiểm soát về tính chất của hoạt động, nhất là các chương trình có bán vé, có nguồn thu, tránh ảnh hưởng đến thương hiệu của lễ hội.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới

Trong 2 ngày 19-20/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến về công tác chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tham vấn quy trình thí điểm, các biểu mẫu báo cáo kết quả thí điểm chương trình GDMN. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Chuẩn bị thí điểm chương trình giáo dục mầm non mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top