ClockThứ Ba, 30/05/2023 22:07

Giới thiệu tập thơ “Khơi nguồn 3” của CLB thơ Haiku xứ Huế

TTH.VN - Chiều 30/5, tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, CLB thơ Haiku xứ Huế thuộc Hội thơ Hương Giang tổ chức giới thiệu thi phẩm “Khơi nguồn 3”. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 5 năm Haiku xứ Huế góp mặt vào dòng thơ Haiku Việt.

Ra mắt tuyển tập “Thời tôi mặc áo lính” của nhà văn Nguyễn Quang HàRa mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc XuânTừ Dạ Thảo “vẽ” chân dung văn nghệ sĩ bằng thơ

leftcenterrightdel
 Nhà thơ Kim Đông, Chủ nhiệm CLB thơ Haiku xứ Huế giới thiệu tập thơ "Khơi nguồn 3"

Tập thơ “Khơi nguồn 3” được NXB Thuận Hoá ấn hành tháng 4/2023, tập hợp 237 phiến khúc Haiku và 18 chùm thơ của 19 tác giả là thành viên CLB thơ Haiku xứ Huế cùng với bạn thơ ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam.

Tập thơ là bước đi tiếp nối của hai tập “Khơi nguồn 1” và “Khơi nguồn 2” với những nội dung về tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên... Nhiều khúc Haiku Việt được viết thành một chùm cùng chủ đề. Thiên nhiên tráng lệ, cảnh vật hữu tình và tâm hồn sâu lắng của con người chính là các yếu tố hòa quyện để “nở bừng” một phiến khúc Haiku đẹp.

Có ba thể thơ nước ngoài được người Việt Nam ưa chuộng và Việt hóa, đó là thể thơ Đường của Trung Quốc, thể thơ Sonnet của châu Âu và thơ Haiku của Nhật Bản. Trong số ba thể thơ này, Haiku du nhập vào Việt Nam muộn nhất, nhưng hiện nay lại có nhiều hoạt động sáng tác sôi nổi. Yêu thơ và muốn trở thành tác giả sáng tác thơ Haiku, CLB thơ Haiku xứ Huế đã ra đời.

Chỉ mới sinh nhật lần thứ 5 nhưng CLB đã cho ra đời 3 đứa con tinh thần: “Khơi nguồn 1”, “Khơi nguồn 2” và “Khơi nguồn 3”. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của thể thơ Haiku đối với các tác giả của CLB thơ Haiku xứ Huế. Bởi đây là thể thơ có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, hình ảnh và cảm xúc, tạo dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Với đôi dòng thơ ngắn gọn, các thi sĩ đã đưa độc giả dạo chơi trong “khu vườn chữ” nhỏ hẹp, để từ đó dẫn lối vào một cõi tư duy thênh thang.

Theo nhà thơ Kim Đông, Chủ nhiệm CLB thơ Haiku xứ Huế, thơ Haiku nguyên thủy của Nhật là thể thơ ngắn. Bài thơ không có đề, nội dung trữ tình mang nặng tính chất thiền. Yếu tố thiên nhiên đóng vai trò quan trọng. Mỗi bài thơ có ba ngắt ý (hình ảnh), số âm tiết trong các hình ảnh phải tuân theo quy luật 5/7/5 và phải có quý ngữ (từ chỉ các mùa), không chứa tính từ.

Haiku Việt do đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt là tiếng đơn âm được rút gọn còn ít nhất 5 âm tiết và không dài quá 17 âm tiết. Cách ngắt dòng cũng linh hoạt hơn, ý nhị, đằm thắm, lắng sâu “hồn Việt” trong thể thơ ngắn gọn, súc tích.

TRANG HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo nước ngoài giới thiệu đấu trường Hổ Quyền tại Thừa Thiên Huế

Tờ South China Morning Post (một nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Hồng Kông) vừa giới thiệu 2 di tích độc đáo của Việt Nam. Cùng với nhà thờ Đức Bà tại TP. Hồ Chí Minh, đấu trường Hổ Quyền tại Thừa Thiên Huế cũng được giới thiệu là điểm đến rất độc đáo tại châu Á mà du khách khắp thế giới không nên bỏ qua.

Báo nước ngoài giới thiệu đấu trường Hổ Quyền tại Thừa Thiên Huế
Giới thiệu âm sắc cung đình tại Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ

Tại Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 và lễ kỷ niệm 20 năm thực hiện công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể diễn ra từ ngày 20 đến 29/4 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế giới thiệu nét đặc sắc của Nhã nhạc cung đình Huế.

Giới thiệu âm sắc cung đình tại Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ
Return to top