ClockThứ Sáu, 28/10/2016 14:02

Viện phí, giá xăng khiến CPI tăng cao

Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế đã góp phần khiến chỉ số giá tháng 10 tăng 0,5%.

Tổng cục Thống kế cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,83% so với tháng trước. So sánh với mức tăng của tháng 10 những năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2013. So với cùng kỳ 2015, CPI tháng này tăng 4,09% và tăng 4% so với cuối năm ngoái.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng tới 10,07%, giao thông tăng 2,02%, giáo dục tăng 0,61%... Còn lại đều tăng nhẹ.

Tổng cục Thống kê cho biết, việc giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 bao gồm chi phí tiền lương đã góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,5%. Cùng với đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 5/10 và 20/10 đã tác động tới nhóm giao thông và góp phần làm CPI tăng 0,17%. 

Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, giá vàng giảm 1,69%, trong khi đó, chỉ số giá đôla Mỹ nhích nhẹ.

Theo VnExpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

11 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 3,02%

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 29/11, giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng 11 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%.

11 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 3,02
Chuyên gia bàn cách kiểm soát lạm phát

Hàng loạt hàng hóa tăng giá, nhất là mặt hàng thiết yếu, quan trọng của nền kinh tế như xăng dầu đã khiến nguy cơ lạm phát tăng cao. Tăng nguồn cung hàng hóa, giảm một số loại thuế để giảm giá đầu vào sản xuất là giải pháp được cho là cần ưu tiên hàng đầu.

Chuyên gia bàn cách kiểm soát lạm phát
Return to top