ClockThứ Tư, 12/10/2016 07:46

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp Thụy Sĩ

TTH.VN - Trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Marie-Gabrielle Ineichen-Fleisch, Quốc vụ khanh, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Kinh tế (SECO), Bộ Kinh tế-Giáo dục-Nghiên cứu LB Thụy Sĩ cho biết, các doanh nghiệp Thụy Sĩ rất quan tâm thị trường Việt Nam, một điểm đến đầu tư, kinh doanh hấp dẫn.

Thủ tướng tiếp khách quốc tếThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Thái LanThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Thủ tướng Australia Kevin Rudd

Chiều 11/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Marie-Gabrielle Ineichen-Fleisch, Quốc vụ khanh, Chủ nhiệm SECO, Bộ Kinh tế-Giáo dục-Nghiên cứu LB Thụy Sĩ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp bà Marie-Gabrielle Ineichen-Fleisch, Quốc vụ khanh, Chủ nhiệm SECO, Bộ Kinh tế-Giáo dục-Nghiên cứu LB Thụy Sĩ

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và củng cố hợp tác nhiều mặt với Thụy Sĩ; bày tỏ vui mừng thấy quan hệ hai nước thời gian qua phát triển mạnh mẽ, nhất là thương mại, đầu tư.

Thủ tướng hoan nghênh hai bên tổ chức hoạt động kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có sự kiện Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ vừa qua. Từ lâu, Thụy Sĩ là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam ở châu Âu. “Trong điều kiện thế giới khó khăn, kim ngạch thương mại song phương tăng lên trong năm qua là điều hết sức đáng quý. Chuyến thăm của bà đóng góp quan trọng vào phát triển quan hệ hai nước, nhất là tháp tùng đoàn có nhiều doanh nghiệp Thụy Sĩ”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Sĩ vào Việt Nam. Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Thụy Sĩ làm ăn thành công tại Việt Nam.

Việt Nam có nhu cầu phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ cao, dược phẩm, công nghiệp chế biến, du lịch… Việt Nam đánh giá cao Thụy Sĩ và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 7/2012); mong Thụy Sĩ ủng hộ các bên sớm tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EFTA (gồm Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland, Liechtenstein), hướng đến một hiệp định cân bằng, tiêu chuẩn cao, có tính đến lợi ích của nhau và sự chênh lệch trình độ phát triển giữa Việt Nam và các nước thành viên theo đúng nguyên tắc và định hướng mà các bên đạt được trước khi đàm phán.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Thụy Sĩ và mong Thụy Sĩ tiếp tục cung cấp ODA giai đoạn 2017-2020 hướng vào các chương trình mục tiêu phát triển giai đoạn tới.

Việt Nam mong Thụy Sĩ chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục chất lượng cao, nhất là đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ với đào tạo tại các trường đại học; tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam học tập, nghiên cứu ở Thụy Sĩ. Việt Nam luôn tham gia và đánh giá cao vai trò của Thụy Sĩ trong việc đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos.

Về phần mình, bà Marie-Gabrielle cho biết, trong đoàn, có đại diện các doanh nghiệp lớn của Thụy Sĩ, thể hiện các doanh nghiệp Thụy Sĩ rất quan tâm thị trường Việt Nam, một điểm đến đầu tư, kinh doanh hấp dẫn. Thụy Sĩ vui mừng khi Việt Nam trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất của nước này ở châu Á.

“Chúng ta có quan hệ hợp tác tốt trong thương mại, đầu tư, kể cả lĩnh vực phát triển. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Thụy Sĩ”, bà Marie-Gabrielle bày tỏ và cho biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này là tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác hai bên, trong đó có việc thúc đẩy đàm phán FTA giữa Việt Nam và EFTA.

Bà cũng hy vọng thúc đẩy chuyến thăm cấp cao hai nước.

“Thụy Sĩ có thế mạnh về giáo dục chất lượng cao, do đó sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này”, bà Marie-Gabrielle nói.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật

Hội nghị cập nhật kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về đầu thầu theo Luật Đấu thầu và Nghị định 24/2024/NĐ-CP được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/5; thu hút hơn 180 đại biểu tham dự là doanh nghiệp, cán bộ ban quản lý dự án.

Nhiều kiến thức đấu thầu được cập nhật
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển

TIN MỚI

Return to top