Thế giới

Việt Nam, Mỹ và cơ hội trở thành đối tác chiến lược

ClockThứ Hai, 23/08/2021 20:45
TTH - Đại dịch COVID-19 đã tạo ra cơ hội để các quốc gia, cũng như mọi người thể hiện cam kết thực sự với nhau. Để biết được các quốc gia gần gũi như thế nào về mặt địa chính trị, cũng như sự nồng ấm trong mối quan hệ giữa các nước, hoàn toàn có thể nhìn vào hai số liệu là các chuyến thăm cấp cao, hoặc số lượng vaccine COVID-19 mà các nước trao tặng để giúp nhau cùng vượt qua cuộc khủng hoảng sức khỏe này.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm chính thức Singapore“Đông Nam Á thực sự quan trọng đối với Mỹ”Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris chuẩn bị thăm Việt Nam và SingaporeMỹ cam kết giúp Việt Nam tăng cường năng lực hàng hảiBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Việt Nam

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ có chuyến thăm đến Việt Nam vào ngày 24/8/2021. Ảnh minh họa: Thanh Niên

Nếu các chỉ số này biết nói, thì Việt Nam là quốc gia gần gũi nhất với Mỹ trong số tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Điều này được thể hiện thông qua việc Mỹ và Việt Nam đã tiến hành 3 chuyến thăm cấp cao kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020. Cụ thể, Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi còn đương nhiệm đã có chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 10/2020, tiếp theo là chuyến thăm của Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien vào tháng 11. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến Việt Nam trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á, bao gồm cả Singapore và Philippines. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam vào ngày 24/8.

Bên cạnh đó, trong việc tặng vaccine COVID-19, tính đến thời điểm này, Mỹ là nhà tài trợ vaccine COVID-19 lớn nhất của Việt Nam, với 5 triệu liều đã được Mỹ trao để hỗ trợ Việt Nam vượt qua dịch bệnh.

Trong chặng đường phát triển quan hệ của hai bên, khi Nhà Trắng thay đổi người lãnh đạo vào tháng 1/2021, cả Việt Nam và Mỹ đều bày tỏ mong muốn nâng cấp quan hệ. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ mong muốn đạt được quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Trong đó, Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời của chính phủ Mỹ được ban hành vào tháng 3/2021 đã điểm tên Việt Nam là một trong số ít các quốc gia mà Washington sẽ tập trung “làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác để thúc đẩy các mục tiêu chung”.

Phát biểu trước Thượng viện vào ngày 13/7, người được Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cử làm đại sứ Mỹ tiếp theo tại Việt Nam Marc Knapper cho biết: “Hiện tại, chúng tôi có cái mà chúng tôi gọi là quan hệ đối tác toàn diện và chúng tôi hy vọng sẽ nâng tầm quan hệ này lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Tôi sẽ thực hiện các bước để hiện thực hóa mục tiêu bằng cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và Việt Nam”. Hai tuần sau, ý định này đã được nhấn mạnh tại chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin diễn ra vừa qua.

Trong một diễn biến có liên quan, cả Mỹ và Việt Nam đều nằm trong số những quốc gia mong muốn duy trì một trật tự quốc tế dựa trên các quy định của pháp luật ở Biển Đông và cả hai đều quan tâm đến việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng quốc tế để giảm sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc.

Một liên minh chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam sẽ là kết quả hợp lý của sự hội tụ này. Nhìn về tương lai, vượt qua những thách thức, quan hệ Việt – Mỹ có thể được nâng cấp lên thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” trong vòng một thập kỷ.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top