ClockThứ Sáu, 26/09/2014 12:58

Xuất khẩu tiêu lần đầu tiên đạt hơn 1 tỷ USD

TTH.VN - 4 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam thời gian qua là Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ, chiếm 35,05%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng, xuất khẩu hồ tiêu đạt 1,06 tỷ USD với lượng xuất khẩu 140.000 tấn. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt giá trị trên 1 tỷ USD, đưa hạt tiêu vào câu lạc bộ những mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. 

 

Cũng theo Bộ Nông nghiệp, giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng năm 2014 đạt 7.459 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2013.

 

4 thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam thời gian qua là Hoa Kỳ, Singapore, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ấn Độ, chiếm 35,05%.

Thị trường Hoa Kỳ tăng 28,14% về khối lượng và tăng 40,87% về giá trị; Singapore tăng 83,19% về khối lượng và tăng gấp 2,3 lần về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 54,09 % về khối lượng và tăng 83,72% về giá trị; Thị trường Ấn Độ tăng 2,06 lần về khối lượng và 2,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Trong khi đó, theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), với số dân đông nhất thế giới (trên 1,7 tỷ người), cùng thói quen sử dụng gia vị trong việc chế biến món ăn, đặc biệt là hạt tiêu, khu vực Nam Á cũng đang được xem là thị trường có nhiều tiềm năng đối với mặt hàng hạt tiêu Việt Nam.

Riêng 7 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang các nước khu vực Nam Á đạt 95,72 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với mức 38,59 triệu USD cùng kỳ năm 2013.

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang các nước Nam Á sẽ đạt trên 160 triệu USD.

Hạt tiêu là một trong những loại gia vị chính dùng để chế biến, tạo vị ngon và mùi thơm cho món ăn. Người dân khu vực Nam Á nói chung, nhất là Ấn Độ nói riêng sử dụng nhiều hạt tiêu trong các bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, sản lượng hạt tiêu trong nước của Ấn Độ năm nay sụt giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 4/2014, sản xuất tiêu của nước này chỉ đạt 35.000 tấn, thấp hơn 10.000 tấn so với kế hoạch mà Hội Đồng Gia vị nước này đặt ra, khiến giá tiêu của Ấn Độ tại thời điểm này giao động trong khoảng 12.000 USD/tấn, cao hơn rất nhiều so với giá tiêu thế giới, trong đó có Việt Nam (giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam tại thời điểm này là 8.200 USD/tấn). Chính điều này đã tạo ra cuộc chạy đua nhập khẩu tiêu của các thương nhân Ấn Độ và tiêu Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng hơn cả, chiếm trên 90% tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu vào nước này./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Hương Trà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ tổ chức trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại đỉnh núi Hòn Vượn từ ngày 26/4 - 1/5.

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ
Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top