ClockThứ Tư, 10/02/2021 21:10

Ai được hỗ trợ kinh phí chống dịch COVID-19 trong 5 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu?

TTH.VN - Ngày thường, ngân sách Nhà nước hỗ trợ các đối tượng ở mức 80.000đ/người/ngày. Nhưng trong 5 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu, mức hỗ trợ được nâng lên 160.000 đồng/người/ngày.

Chi phí cách ly, khám, chữa bệnh, phụ cấp trong phòng, chống COVID-19Phòng chống dịch phải được ưu tiên hàng đầu

Kiểm dịch tại Bến xe phía Nam trong những ngày cận Tết

Theo Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ, ngày 8/2/2021 về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19, chế độ hỗ trợ tiền ăn ở mức 80.000 đồng/người/ngày áp dụng đối với người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung, phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.

Tuy nhiên, chỉ tính riêng 5 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu, Chính phủ nâng mức hỗ trợ này lên 160.000 đồng/người/ngày. Nội dung này được quy định cụ thể trong Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 9/2/2021 về chi hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch COVID-19 trong 5 ngày Tết Nguyên đán năm Tân Sửu 2021.

Cụ thể, Nghị quyết số 17 nêu rõ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền ăn 160.000 đồng/người/ngày áp dụng cho 2 nhóm đối tượng, gồm:

Thứ nhất, người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú), phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19.

Thứ hai, người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung tại các doanh trại, trường của quân đội; các cơ sở y tế, trường học... do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định làm nơi cách ly tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp).

Ngoài các chế độ đang được bảo đảm, áp dụng chế độ bồi dưỡng tham gia chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày đối với lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới (lực lượng bộ đội biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng công an, dân quân tự vệ), lực lượng đang làm nhiệm vụ tại các khu cách ly y tế tập trung của Bộ Quốc phòng.

Đối chiếu theo quy định trên của Nghị quyết số 17, điều dễ thấy là lực lượng y tế dự phòng, xét nghiệm và truy vết COVID-19 chưa được đề cập trong nhóm đối tượng được hỗ trợ tiền ăn và bồi dưỡng chống dịch COVID-19 trong 5 ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu. Trong khi, đây lại là lực lượng được thường trực, được xác định “không có tết” để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

“Căng mình” trong những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lực lượng y tế dự phòng, kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung cao độ nguồn nhân lực lượng, sẵn sàng phản ứng nhanh truy vết SARS-CoV-2, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.

“ Tuy có chút chạnh lòng nhưng chúng tôi xác định luôn cố gắng hết sức, miễn bà con Nhân dân được an toàn”, ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế chia sẻ.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Return to top