ClockThứ Sáu, 30/07/2021 21:54

Bác sĩ 10 lần viết tâm thư tình nguyện lên đường chống dịch

TTH.VN - Đó là BSCKII. Phan Nhã Uyên, hiện đang công tác tại Khoa Mắt, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2. Đợt dịch lần thứ nhất, bác sĩ Uyên từng hài hước chia sẻ dòng trạng thái trên Facebook: “Hãy ở yên tại chỗ nếu các bạn không muốn được bác sĩ Mắt điều trị viêm phổi”. Đến lần thứ tư dịch bùng phát, điều đó đã thành sự thật. Đó cũng là cách để bác sĩ Uyên thực hiện được tâm nguyện góp sức cùng đồng nghiệp ở tâm dịch.

“Chỉ mong sức khỏe để hỗ trợ đồng nghiệp tốt nhất có thể”200 y bác sĩ từ 20 bệnh viện và trung tâm y tế phía Bắc đến miền Nam chống dịchBệnh viện Trung ương Huế thiết lập Trung tâm hồi sức tại TP. Hồ Chí Minh

Dòng thư tay viết vội

Trong tâm thư ghi ngày 27/7/2021, bác sĩ Uyên bày tỏ: “Hướng về miền Nam thân yêu, nối tiếp bước chân của các đồng nghiệp đi trước và chia sẻ với những khó khăn mà các đồng nghiệp phía Nam đang gồng mình chống dịch, tôi xin góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào cuộc chiến chống dịch này…”

Kể từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát trong nước đến nay. BSCKII. Phan Nhã Uyên đã có 10 lần đặt bút viết tâm thư trình lãnh đạo cơ quan, xin được chấp thuận nguyện vọng lên đường hỗ trợ các đồng nghiệp phòng chống dịch COVID-1. Đến bất cứ nơi nào được điều động.

Lá thư tình nguyện đầu tiên bác sĩ Uyên viết là thời điểm tỉnh Bắc Giang bị dịch COVID-19 khuấy đảo. Nhưng lần đó, chưa kịp được điều động thì gia đình có việc cần thu xếp, bác sĩ Uyên đành phải  hoãn nguyện vọng tăng cường. Đến hôm nay, 30/7, tâm nguyện của bác sĩ Uyên mới được “duyệt”: Chuẩn bị lên đường Nam tiến vào tuần tới. Dự kiến vào điểm nóng TP. Hồ Chí Minh.

BSCKII. Phan Nhã Uyên sinh năm 1980. Chị trẻ hơn rất nhiều so với tuổi. Chị bảo: “Công tác chuyên ngành nhãn khoa, nên từ những đợt dịch bùng phát trước, mình đã cảm thấy bản thân như người ngoài cuộc, vô dụng, trong khi đồng nghiệp ở những khoa, phòng khác thì quá vất vả, phải đua với thời gian từng ngày, thậm chí từng giờ, từng phút để giành sự sống cho bệnh nhân. Lần này được tăng viện cho miền Nam, mình đã xác định việc gì cũng làm, nhiệm vụ nào cũng không sợ khó, sợ khổ. Khó quá thì vừa học vừa làm, miễn là hỗ trợ được các bạn đồng nghiệp”.

Sẵn sàng xung trận là vậy, nhưng cũng có điều khiến bác sĩ Uyên thoáng chùng lòng. Đó là khi nghĩ đến hai anh con trai sớm hiểu chuyện, một bé 12 tuổi và một bé 9 tuổi, biết mẹ sắp đi công tác xa nên quyến luyến không rời. Và để mẹ yên tâm, hai anh em còn chủ động tự làm một số việc đơn giản chăm lo bản thân - những việc mà có mẹ, các bạn ấy luôn được chăm sóc, giúp đỡ. “Nghĩ tới con thì thương nhưng nhiều lúc không có mẹ bên cạnh, các con lại trưởng thành hơn. Mọi việc đành nhờ chồng ở nhà thu xếp. Mình sẵn sàng lên đường bất cứ khi nào”, bác sĩ Phan Nhã Uyên kiên định.

Bải, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”

Sáng 21/12, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tình nguyện mùa Đông” năm 2024, chào mừng thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy.

Phát huy sức trẻ thực hiện tốt chương trình “Tình nguyện mùa Đông”
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top