ClockThứ Năm, 27/04/2023 06:21

Bệnh viện lên tinh thần, sẵn sàng chuyển trạng thái chống dịch COVID-19

TTH - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 40 ca COVID-19; trong đó, tháng 4/2023 có hơn 30 ca mắc. Theo dõi diễn biến của dịch, các bệnh viện đã rà soát vật tư, máy móc, vận hành khu cách ly điều trị khi có bệnh nhân…

Việt Nam có tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cao nên khó bùng phát dịch lớnSẵn sàng ứng phó tình huống dịch bệnh COVID-19 có thể xảy raKhông chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19Tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, ưu tiên bảo vệ nhóm nguy cơ caoLấp đầy khoảng trống tiêm chủng

leftcenterrightdel
Theo dõi sức khỏe bệnh nhân COVID-19 tại TTYT TP. Huế 

Triệu chứng nhẹ, lưu ý bệnh nền

Bệnh viện TP. Huế tiếp nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong tháng 4/2023 là ông Phạm N.T. (Thuận An, TP. Huế) 51 tuổi, vào cấp cứu với cơn tăng huyết áp cao kèm sốt nhẹ. Bệnh nhân (BN) tiền sử tai biến hai lần. Sau khi thực hiện tầm soát, ông T. dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa vào khu điều trị COVID-19 thuộc Khoa Nội Tiêu hóa - Nhi - Truyền nhiễm (NTHNTN).

Cùng điều trị với ông T. đợt này còn có 4 BN khác, phần lớn đều thuộc đối tượng nguy cơ, có các bệnh nền kèm theo. Bà Trần T.H. (Kim Long), 60 tuổi, có bệnh nền tiểu đường kể: “Chân tôi sưng vù, sốt nhẹ, đường máu tăng cao bất thường thời điểm nhập viện. Mặc dù đã tiêm đủ các mũi vắc- xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo song do có vết thương ở chân, lại có bệnh sẵn nên nằm viện điều trị thấy an tâm hơn”.

Bà Trần T.O. (Phú Cát), 60 tuổi bị hen suyễn, ho nhiều, mất ngủ kéo dài. Sau khi lên cơn khó thở, vào cấp cứu ở BVTP. Huế mới phát hiện nhiễm COVID-19. “Lần này mắc bệnh song tôi thấy triệu chứng không rõ ràng như trước. Chừ bị hen suyễn mấy năm qua nên sợ lên cơn khó thở bất chừng. Sáng nay, các cô điều dưỡng đã bày cách sử dụng máy tạo khí o xy tại giường, tôi thấy đỡ lo phần nào”, bà O. nói.

Theo BSCKI. Nguyễn Anh Tem, Trưởng khoa NTHNTN Bệnh viện TP. Huế, các ca nhiễm COVID-19 đợt này đều có biểu hiện nhẹ. Khoa điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế đó là hạ sốt, bù dịch, nâng cao thể trạng… Đối với các bệnh lý nền kèm theo, dựa trên triệu chứng nhằm có sự can thiệp phù hợp.

Hiện Khoa NTHNTN Bệnh viện TP. Huế có 4 bác sĩ, 9 điều dưỡng phụ trách điều trị các F0 theo phiên trực. Sau 5 ngày điều trị, nếu kết quả test âm tính, BN sẽ được xuất viện về nhà. Đơn vị sẽ thông báo cho trạm y tế địa phương nơi bệnh nhân cư trú kèm hồ sơ chuyển về tiếp tục theo dõi trong cộng đồng.

Đánh giá, dự báo về tình hình dịch COVID-19 hiện nay, PGS.TS. Trần Đình Bình, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Trường ĐH Y Dược, ĐH Huế nhận định: “Các chủng COVID-19 trên thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam. Riêng các biến chủng Omicron mới gây ra hội chứng lâm sàng nhẹ song tốc độ lây lan khá nhanh. Tuy nhiên, cũng không nên quá hoang mang vì chúng ta đã có kinh nghiệm trong phòng, chống dịch, đồng thời người dân cũng đã được tiêm vắc-xin phòng dịch COVID-19”.

Tăng cường tầm soát, chuẩn bị sẵn sàng

Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở các thành phố lớn trong tháng 4/2023, đã có trường hợp tử vong. Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng phát hiện các biến thể phụ mới của Omicron, trong đó có thêm biến thể phụ XBB.1.16 vừa được WHO xếp vào nhóm biến thể cần theo dõi.

Trước tình hình này, UBND tỉnh yêu cầu giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; linh hoạt ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Theo đó, các bệnh viện cũng đã chủ động có sự chuẩn bị trong công tác thu dung, điều trị…

BSCKII. Trần Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) TP. Huế cho hay: “Khu vực điều trị COVID-19 đơn vị hiện có 3 phòng 6 giường; ngoài ra còn có 2 phòng chờ khác. Dự kiến khi số lượng ca bệnh tăng sẽ khởi động khu điều trị cách ly cũ (thêm khoa điều trị Đông y). Vật tư điều trị phòng, chống dịch, máy thở… đã sẵn có, tùy thuộc vào diễn biến dịch để vận hành kịp thời”.

Mặc dù chưa tiếp nhận ca COVID-19 nào song ở TTYT huyện Phú Vang, tinh thần chống dịch luôn thường trực. Với các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ, chủ trương từ TTYT cho đến các trạm y tế đều tiến hành test sàng lọc. Trước mắt, khu vực điều trị đã thiết lập ở Khoa truyền nhiễm TTYT huyện với 20 giường. Khi số lượng bệnh nhân nhiều sẽ sử dụng khu Y tế dự phòng. “Chúng tôi đã có khu ô xy trung tâm, máy thở, máy tạo o xy, máy o xy dòng cao… Chỉ 1 giờ đồng hồ sau khi nhận lệnh là có thể chuyển trạng thái đi vào hoạt động ngay”, BSCKI. Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc TTYT Phú Vang khẳng định.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, nơi được xem là tuyến quan trọng trong bậc thang điều trị bệnh nhân COVID-19, Ban Giám đốc yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu và điều trị COVID-19 chuẩn bị các phương án thu dung, cấp cứu, chăm sóc hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao. Chủ động nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, đáp ứng yêu cầu điều trị.

Theo lãnh đạo Sở Y tế, ngoài duy trì điều trị theo mô hình tháp 3 tầng; ngành lưu ý tập trung nâng cao năng lực quản lý, thu dung, điều trị COVID-19 của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở, hạn chế tối đa trường hợp chuyển nặng và chuyển tuyến, giảm số ca tử vong do COVID-19. Trong giám sát, xét nghiệm đặc biệt chú ý nhóm nguy cơ cao để kịp thời phát hiện, điều trị kịp thời và khống chế không để dịch lan rộng. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, mục tiêu của Việt Nam là giảm tỷ lệ nhập viện, giảm bệnh nhân nặng và tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế và giữ vững thành quả chống dịch. Người dân cần tiêm chủng đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhất là với nhóm nguy cơ cao.

Trước mùa đón khách dịp lễ 30/4 – 1/5, Sở Du lịch tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp du lịch tuân thủ hướng dẫn về phòng, chống dịch trong tình hình mới theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Tổng cục Du lịch và Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh, khuyến khích thực hiện 2K (khử khuẩn + khẩu trang).

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Huấn luyện chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ, chỉ huy, vai trò tham mưu của cơ quan, đơn vị các cấp, trong hai ngày 4 & 5/3, Trung đoàn 6; Tiểu đoàn Tăng Thiết giáp 3 và Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã Hương Thủy đã tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) từ thường xuyên lên cao, cao lên toàn bộ.

Huấn luyện chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Return to top