ClockThứ Sáu, 14/08/2020 16:39

Can thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhân “ho ra máu sét đánh”

TTH.VN - Chiều 13/8, ê kíp các bác sĩ can thiệp tim mạch và đột quỵ (Bệnh viện Trung ương Huế) can thiệp bít thành công cho bệnh nhân ho ra máu mức độ nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

Cứu sống bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết nãoCứu sống bệnh nhân rơi từ tầng 5

Phẫu thuật can thiệp cứu sống bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nam bệnh nhân may mắn được cứu sống là ông Trần Văn V. 51 tuổi (TP. Huế), có tiền sử lao phổi 26 năm.

Trước đó, bệnh nhân đã điều trị đủ liệu trình, nhưng đột nhiên ho ra máu với lượng lớn hơn 200ml khi đang tập thể dục buổi sáng.

Bệnh nhân nhập viện ngày 6/8, trong tình trạng suy hô hấp cấp do tràn ngập máu đường thở và suy sụp tuần hoàn. Tuy được hồi sức cầm máu tích cực, nhưng những ngày sau đó bệnh nhân vẫn ho ra máu nặng, nguy cơ tử vong rất cao.

Ngày 12/8, bệnh nhân được nội soi phế quản cấp cứu phát hiện khối máu đông lớn và máu còn chảy ở thùy trên phổi phải. Sau khi hội chẩn đa chuyên khoa với hồi sức cấp cứu, ngoại lồng ngực tim mạch, can thiệp tim mạch, X-quang can thiệp và nội soi phế quản, Ban Giám đốc bệnh viện quyết định can thiệp nút động mạch phổi qua can thiệp. Nếu thất bại, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt thùy phổi cấp cứu.

Chiều 13/8, với sự phối hợp giữa các bác sĩ tim mạch can thiệp, can thiệp mạch não và hồi sức tim mạch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS. Phạm Như Hiệp - Giám Đốc Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh nhân được can thiệp bít thành công 2 nhánh động mạch thùy trên phổi phải bằng coil. Sau 24 giờ can thiệp, bệnh nhân ổn định, không còn ho ra máu. 

Theo TS. Hồ Anh Bình, Trưởng khoa Cấp cứu Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Trung ương Huế, trước đây, những trường hợp tương tự thường được chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt một phần thùy phổi để cầm máu. Hiện nay, với sự phát triển của kỹ thuật can thiệp tim mạch, bệnh nhân có thể được can thiệp nhanh chóng và an toàn dưới màn hình DSA. Bên cạnh đó, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, phương pháp can thiệp kỹ thuật cao này được chọn lựa vừa đảm bảo an toàn hơn cho việc phòng dịch, vừa nhanh chóng cứu mạng bệnh nhân. Điều đặc biệt ở bệnh nhân này là ê kíp đã can thiệp thành công các nhánh động mạch phổi qua đường tim để đảm bảo các nhánh động mạch phổi bị dò đều được bít hết, giảm thiểu nguy cơ tái phát ho ra máu sau can thiệp. 

Đồng Văn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế

Từ ngày 4 đến ngày 7/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Newborn Việt Nam, Hội đồng Hồi sức châu Âu tổ chức hai lớp đào tạo liên tục dành cho các bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng đến từ các đơn vị y tế trong, ngoài tỉnh.

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế
Ghép tim xuyên Việt, hồi sinh thêm một cuộc đời

Trái tim hiến từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã đập những nhịp đầu tiên trong cơ thể một bệnh nhân đánh dấu thành công cho hành trình chuyển giao sự sống. Đây là ca ghép kỷ lục với thời gian cấy ghép tim chỉ hơn 50 phút tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ghép tim xuyên Việt, hồi sinh thêm một cuộc đời
Hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu

Ngày 28 đến 31/10, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp cùng tổ chức Les Lampions (Cộng hòa Pháp) triển khai khóa đào tạo hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu cho bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng Nhi sơ sinh, Hồi sức tích cực sơ sinh, Sản sơ sinh, Gây mê sản tại các cơ sở y tế trong, ngoài tỉnh.

Hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu

TIN MỚI

Return to top