ClockThứ Bảy, 27/06/2020 14:11

Cứu sống bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết não

TTH.VN - Bệnh nhân là bà Hồ Thị L., 63 tuổi, trú tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, vừa được Trung tâm Đột quỵ của Bệnh viện Trung ương Huế kịp thời cứu sống do vỡ phình mạch máu não, gây đột quỵ.

“Cứu tinh” của những bệnh nhân đột quỵChẩn đoán hình ảnh điều trị đột quyBệnh viện Trung ương Huế đạt giải thưởng chất lượng của Hội Đột quỵ thế giới

Hình ảnh cho thấy một đoạn mạch bị phình và chảy máu

Trước khi nhập viện Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 vào ngày 22/6, bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu chứng đau đầu nhiều, không có yếu liệt tay chân, được điều trị ở bệnh viện tuyến dưới trong 6 ngày nhưng bệnh không cải thiện, tình trạng đau đầu ngày càng tăng. Tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, bệnh nhân được chẩn đoán viêm não, màng não, được chỉ định chụp phim cắt lớp sọ não. Qua các cuộc hội chẩn, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán: Xuất huyết dưới nhện nghi do vỡ phình mạch não - một dạng đột quỵ nguy hiểm thường do vỡ túi phình mạch não.

Ngay lập tức, bệnh nhân được vào Trung tâm Đột quỵ để được chụp mạch não và can thiệp cấp cứu. Kết quả, phát hiện bệnh nhân có một túi phình mạch não phía bên phải kích thước 5mm x3mm, động mạch phình uốn cong nhiều đoạn và đặc biệt nguy hiểm do túi phình đang chảy máu. Nhờ các bác sĩ khẩn trương thực hiện thủ thuật bít túi phình mạch não và cầm máu, bệnh nhân đã được cứu sống kịp thời. Sau 3 ngày can thiệp, bệnh nhân chỉ còn đau đầu nhẹ, hoàn toàn tỉnh táo, không có yếu liệt tay chân và chuẩn bị được cho xuất viện trong thời gian tới.

Bệnh nhân đã có thể vận động theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Huế, xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch não là một loại đột quỵ nguy hiểm và thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm vì thông thường người bệnh chỉ có biểu hiện đau đầu, không có yếu liệt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bênh nhân thường tử vong hoặc để lại di chứng tàn phế. Tỉ lệ tử vong rất cao lên đến gần 80% nếu túi phình vỡ lại hoặc đang chảy máu. Điều trị loại bỏ phình có 2 phương pháp cơ bản là can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật kẹp cổ phình bằng clip.

Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện Trung ương Huế hiện đang là một trong những Trung tâm làm chủ được các kỹ thuật y học tiên tiến, từ kỹ thuật cấp cứu đột quỵ não đến các kỹ thuật can thiệp phình mạch để có thể xử lý tối đa các loại phình mạch.

Trong tháng 6/2020, Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Trung ương Huế đã đạt giải thưởng Platium của Hội Đột quỵ Thế giới dành cho các Trung tâm, Khoa Đột quỵ đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong cấp cứu và điều trị bệnh nhân đột quỵ.

Ảnh: Bệnh viện TƯ Huế cung cấp; Tin: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế

Từ ngày 4 đến ngày 7/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Newborn Việt Nam, Hội đồng Hồi sức châu Âu tổ chức hai lớp đào tạo liên tục dành cho các bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng đến từ các đơn vị y tế trong, ngoài tỉnh.

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện
Ghép tim xuyên Việt, hồi sinh thêm một cuộc đời

Trái tim hiến từ Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã đập những nhịp đầu tiên trong cơ thể một bệnh nhân đánh dấu thành công cho hành trình chuyển giao sự sống. Đây là ca ghép kỷ lục với thời gian cấy ghép tim chỉ hơn 50 phút tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ghép tim xuyên Việt, hồi sinh thêm một cuộc đời

TIN MỚI

Return to top