ClockThứ Hai, 20/04/2020 19:45

Đào tạo trực tuyến tại Bệnh viện Trung ương Huế

TTH.VN - Đào tạo trực tuyến là một phần trong chương trình đào tạo từ xa (telemedicine) đã được Bệnh viện Trung ương Huế áp dụng từ nhiều năm nay. Bệnh viện đã liên kết tổ chức và tham gia nhiều hoạt động đào tạo trực tuyến của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Singapore… và thiết lập mạng lưới với các bệnh viện trên toàn quốc trong nhiều loại hình và lĩnh vực đào tạo.

Đưa đào tạo trực tuyến vào quy củHướng tới công nhận một phần dạy và học trực tuyến trong đào tạo đại học chính quy

Tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cắt giảm các cuộc họp và các sự kiện tổ chức đông người trong thời gian dịch bệnh Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian qua đã phối hợp với các trường đại học và một số đối tác trong và ngoài nước triển khai các hoạt động đào tạo trực tuyến cho các lớp đào tạo lại, đào tạo cho sinh viên y khoa và nhân viên y tế với nhiều chuyên ngành khác nhau. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đào tạo rất đa dạng loại hình, hiện nay phần mềm Zoom vẫn thể hiện tính ưu việt, dễ sử dụng, hiệu quả và tương tác nhóm cao trong các lớp đào tạo ngắn ngày.

Liên kết đào tạo với nước ngoài về tăng cường chất lượng điều dưỡng

Quá trình đào tạo nhiều lớp cả trong và ngoài nước, cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy trực tuyến trong ngành y phù hợp với xu hướng cách ly xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ; giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian và không gian; đào tạo mọi lúc, mọi nơi; học viên được thảo luận trên từng ca lâm sàng đã được giảng viên soạn sẵn và có thể đặt nhiều câu hỏi với giảng viên thông qua tin nhắn. Đặc biệt giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm và đáp ứng mục tiêu giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng bộc lộ một số hạn chế. Bởi nghề Y là một nghề đặc thù, đòi hỏi học viên phải vận dụng và am hiểu cả kiến thức lẫn kỹ năng; giảng viên và học viên khó có cơ hội trao đổi trực tiếp; điều kiện tiếp cận ca bệnh và thăm khám trên lâm sàng hạn chế; việc tiếp cận trang thiết bị y tế phải thông qua thực tế mới có thể vận hành được, hệ thống đường truyền internet đôi lúc không ổn định…

Đánh giá chung, việc triển khai trực tuyến hiện nay là phù hợp, mang lại hiệu quả khả quan. Để việc đào tạo có hiệu quả hơn nữa, các Bộ môn cần xác định và xây dựng nhu cầu đào tạo trực tuyến hợp lý tùy từng chuyên ngành nhằm giảm bớt gánh nặng cho cả giảng viên và học viên trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin y học.

Phạm Như Vĩnh Tuyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ:
Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Trường đại học Sư phạm, ĐHH là một trong những cơ sở giáo dục đại học chất lượng tốp đầu của cả nước. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao thì trường phải có sự nhìn nhận, đánh giá một cách thực tiễn, khách quan để có sự đầu tư đúng hướng".

Hướng tới cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao của cả nước

TIN MỚI

Return to top