ClockThứ Năm, 22/12/2016 13:51

Đấu tranh đi kèm với xử lý

TTH - Không phải đợi đến sau khi có luật quy định, mà trước đó từ rất lâu, tại nhiều địa điểm công cộng, đặc biệt là ở các bệnh viện, đều có biển báo “Cấm hút thuốc”. Tuy nhiên, vì chưa có chế tài của luật, chưa có lực lượng cụ thể được phân công xử lý, thêm vào đó, vì tâm lý e ngại, cả nể, không muốn va chạm nên cái biển «Cấm hút thuốc» rất ít phát huy tác dụng. Nhiều người ngồi đối diện, thậm chí ngồi ngay dưới biển cấm điềm nhiên phì phèo thuốc lá, coi mọi người xung quanh như rơm rác (!?)

Tôi nhớ mãi khi ba tôi còn sống, có lần bị ốm, ông đi bệnh viện khám. Bệnh đông, bác sỹ ít, dĩ nhiên là phải ngồi chờ. Chờ lâu, lại mang bệnh trong người, tâm lý rất mệt mỏi. Trong phòng, có một gã thanh niên trông có vẻ bặm trợn cũng chở người thân đi khám đang cùng ngồi chờ. Gã này mặc kệ người bệnh chung quanh, mặc kệ cái biển cấm hút thuốc to đùng gắn trên tường, cứ rít và phả khói thuốc mù mịt. Ai nhìn gã cũng thấy ớn, không dám nhắc. Nhưng ba tôi thì khác. Đang ốm, mệt, nhưng có lẽ bực không chịu được, ông dõng dạc quát: “Ê, thằng tê, mi có biết chữ không, hả? Không thấy người ta ghi cấm hút thuốc à? Đi ra khỏi cửa mà hút!”. Nghe ba tôi quát, gã giật nảy mình, bước vội ra khỏi phòng, mặt cúi gằm biết lỗi. Thì ra, có khi người ta vi phạm là do xung quanh không có ai bày tỏ thái độ đó thôi. Còn nếu có thái độ thật dứt khoát, như ba tôi vậy, lập tức mọi sự sẽ khác ngay. Người vi phạm thường là số ít và rõ mười mươi là người có lỗi, bao giờ cũng trong tâm lý sợ số đông, sợ lẽ phải. Cho nên, mọi người cần phải vượt qua tâm lý e ngại, cả nể, nhất là khi nó (việc hít phải khói thuốc lá) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đến cuộc sống của chính mình, người thân mình.

Đã hơn 4 năm kể từ ngày Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được ban hành; Nghị định hướng dẫn cũng đã có; tuyên truyền, phổ biến, vận động cũng đã nhiều,... nhưng tình trạng vi phạm, coi thường sức khỏe của người chung quanh vẫn đang diễn ra phổ biến, công khai là điều không thể chấp nhận. Luật là phép nước, mọi công dân đều phải có trách nhiệm tuân thủ. Cần phải giao quyền, giao trách nhiệm cụ thể cho lực lượng thực thi công vụ phát hiện và xử lý nghiêm túc mọi hành vi vi phạm. phải phát động và khơi dậy tinh thần mạnh dạn đấu tranh với bất kỳ ai hút thuốc lá không đúng nơi đúng chỗ, coi thường, xâm hại sức khỏe của người khác. Có như vậy, Luật PCTHTL mới phát huy tác dụng.

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công sở không khói thuốc

Ngoài việc cán bộ, công chức chấp hành quy định về cấm hút thuốc ở nơi làm việc; các cơ quan công sở còn tạo ra môi trường trong lành, lịch sự, thân thiện trong giao dịch với người dân. Thị xã Hương Thủy là một trong những địa phương làm tốt nội dung này.

Công sở không khói thuốc
“Trường học không ma túy”

Đây là chủ đề cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 5/10 tại Trường THPT Nguyễn Trường Tộ.

“Trường học không ma túy”
Vì “Thành phố Huế không khói thuốc lá”

Với mục tiêu xây dựng môi trường không khói thuốc trên địa bàn thành phố, UBND TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hoạt động nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn.

Vì “Thành phố Huế không khói thuốc lá”
Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trong học sinh, sinh viên

Sáng 9/9, tại các trường: THPT Phú Bài (TX. Hương Thủy) và THCS Hà Thế Hạnh (TX. Hương Trà), Hội đồng Phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến trong học sinh, sinh viên
Return to top