ClockThứ Năm, 13/04/2023 14:03

Đột quỵ não ngày càng trẻ hóa! Nguyên nhân & dự phòng

TTH - Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) hay đột quỵ là một bệnh lý xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh, biến chứng nặng nề. Bệnh là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi có xu hướng ngày càng tăng.

Nhồi máu cơ tim cấp & đột quỵ não thường gặp!Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 người mắc đột quỵ mớiCứu sống bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết não

leftcenterrightdel
 Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và các chất kích thích sẽ giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Ảnh: MC

Vậy, đột quỵ ở người trẻ do đâu và dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ

Thiếu máu lên não là nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ:

Các bệnh mạn tính như: đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp,… đều làm tăng quá trình hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.

Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh này cũng rất cao.

Đồ ăn nhanh là món ăn quen thuộc của giới trẻ, bên cạnh sự tiện lợi thì chúng chứa nhiều chất bảo quản và dầu mỡ. Nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng Cholesterol tích tụ vào thành mạch, từ đó cản trở đường đi của dòng máu lên não.

Làm việc quá sức: người trẻ hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp, họ luôn bị vắt kiệt sức lực do stress, áp lực căng thẳng trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, tăng huyết áp, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, nhất là đột quỵ.

Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.

Dấu hiệu lâm sàng cảnh báo đột quỵ ở người trẻ

Méo miệng, lệch miệng, thay đổi giọng nói, nói ngọng hoặc dính chữ, khó nói. Người bệnh thậm chí không nói được những câu đơn giản nhất.

Đau hoặc nhức đầu dữ dội. Cơn đau có thể không thuyên giảm dù đã sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đau đầu không phải là một dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ mà ai cũng gặp phải. Nhiều trường hợp bị đột quỵ nhưng không có triệu chứng đau đầu.

Bị yếu liệt một bên mặt, khuôn mặt mất cân đối giữa hai bên. Quan sát thấy một bên mặt người bệnh bị chảy xệ, khi cười sẽ méo mó.

Khó cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ thường khiến người bệnh không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.

Mất thị lực, mờ mắt, hoa mắt, nhìn không rõ,… cũng là những triệu chứng đột quỵ ở người trẻ thường gặp.

Trí nhớ bị rối loạn.

Biến chứng của đột quỵ

Khi phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời, càng sớm, càng tốt. Nếu càng để kéo dài thì nguy cơ gặp phải các biến chứng sẽ rất cao thậm chí tử vong.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian não bị thiếu máu mà người bệnh có thể bị tê liệt, mất khả năng vận động tại một số cơ quan, bộ phận. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời hoặc nặng hơn nữa là tử vong.

Ngoài ra, nhận thức và trí nhớ của người bị đột quỵ sẽ bị suy giảm. Khả năng giao tiếp, diễn đạt thành lời cũng trở nên khó khăn. Do đó, tâm lý của người bệnh thường bất ổn và khó kiểm soát, họ luôn muốn ở một mình, không tiếp xúc với người xung quanh nên dễ bị trầm cảm.

Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

Với tâm lý chủ quan, ít quan tâm đến sức khỏe nên tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng. Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh lý cấp tính này nên điều chỉnh lối sống sinh hoạt và ăn uống sao cho hợp lý:

Hình thành các thói quen lành mạnh, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng stress, áp lực công việc.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ dầu mỡ như: nội tạng, đồ ăn nhanh,…

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn hay chất kích thích.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, để giảm bớt áp lực và căng thẳng bạn có thể chia sẻ với người thân.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm soát các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, đường máu và mỡ trong máu.

TS.BS. NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng

Trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 20 ca sốt phát ban nghi sởi và 10 ca mắc bệnh sởi xác định. Điều kiện thời tiết hiện nay là môi trường thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển; dự báo các ca bệnh sẽ tăng trong những ngày tới.

Kiểm soát bệnh sởi, khuyến khích tiêm vắc-xin dự phòng
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

TIN MỚI

Return to top