ClockThứ Hai, 17/08/2020 21:06

Hết dịch anh về!

TTH.VN - Đội ngũ y bác sĩ Trung tâm Cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19 đang ngày đêm làm việc tích cực để chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân. Câu nói khiến tôi ấn tượng nhất là lời hẹn hò của anh Lê Văn Sáng với người vợ: "Hết dịch anh về"! Và bao con người khác ở tuyến đầu trực tiếp chống dịch cũng gác lại tình riêng căng mình làm nhiệm vụ...

Đã có 3/12 ca bệnh COVID-19 âm tính lần thứ 4 với SARS-CoV-2Thừa Thiên Huế “chia lửa” với thành phố Đà Nẵng trong phòng, chống dịch COVID-19Chuyển 4 bệnh viện sang trạng thái thu dung người nghi nhiễm SARS-CoV-2

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại từ ngày 24/7 tại Đà Nẵng, Trung tâm Cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện Trung ương Huế 2 đã đón 24 ca bệnh. Cao điểm, đón đến 9 ca bệnh về điều trị trong một ngày. Tất cả đều là những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng.

Đáp ứng nhu cầu điều trị cho các ca bệnh nền nặng nhiễm COVID-19, Bộ Y tế đã hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế một cơ số trang thiết bị y tế, trang phục bảo hộ và “tiếp quân” từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Riêng lực lượng của Bệnh viện Trung ương Huế, GS.TS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện, đã huy động gần 180 chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế tay nghề cao trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Với nhịp độ công việc vô cùng khẩn trương, sự mọi kết hợp giữa các bộ phận, từ bác sĩ điều trị, điều dưỡng, đến người chạy vòng ngoài; giữa bộ phận buồng phòng và chống nhiễm khuẩn… đều có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, ăn ý và chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo.

Anh Lê Văn Sáng, Hành chính Trưởng Trung tâm Cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19 là người hỗ trợ chúng tôi tác nghiệp tại khu vực này, nhưng không biết bao nhiêu lần anh để chúng tôi lại giữa những cuộc gọi. Nhịp công việc quá nhanh, ai cũng quá bận rộn. 

Anh là một trong những người bám chốt tại đây kể từ khi dịch COVID-19 trở lại Đà Nẵng. Và anh chỉ nhắn nhanh cùng vợ: "Hết dịch anh về"!

Thừa Thiên Huế Online ghi lại những vất vả của các y bác sĩ nơi tuyến đầu: 

Những chiến binh trước khi bước vào một ca phẫu thuật

Căng sức giành lại sự sống cho các bệnh nhân có bệnh nền 

Chăm lo từng miếng ăn giấc ngủ

Bên ngoài, các bác sĩ cũng theo dõi bệnh nhân qua camera

Có khi rất căng thẳng bởi những chuyển biến đột ngột từ bên trong

Cập nhật thông tin trong mọi lúc mọi nơi

Các điều dưỡng tiếp nhận và xử lý thông tin qua bộ đàm

Một gương mặt sau phiên trực

Ít ai thấy được bàn tay thật sự gắn bó với găng tay y tế trong thời gian dài của các y bác sĩ tại đây

Phút nhẹ nhàng trò chuyện cùng người nhà

Nhóm PV-CTV (Thực hiện) 

  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xây dựng” thêm nét văn minh cho đô thị Huế

Những ai sống, làm việc ở Huế sẽ cảm nhận sự sâu lắng, tử tế, lịch thiệp ở vùng đất này. Tôi cũng vậy, dù là những việc nhỏ nhưng Huế đã chăm bẵm, làm tươm tất để văn minh hơn, như việc xây dựng những nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) sạch sẽ, hiện đại chẳng hạn.

“Xây dựng” thêm nét văn minh cho đô thị Huế
Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương​ trình Quốc hội

Trên cơ sở hồ sơ Đề án, Báo cáo thẩm định của Bộ Nội vụ, ý kiến của Thành viên Hội đồng thẩm định và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định (17/17 phiếu đồng ý), Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương​ trình Quốc hội
“Liều thuốc” làm vợi nỗi đau

Bệnh nhân trên địa bàn huyện Phú Vang và cả những địa phương khác tin tưởng đến với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Vang. Ở đây không chỉ có các thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, mà còn luôn có loại “thuốc” kỳ diệu làm vợi đi những nỗi đau, đó là tình thương và nụ cười.

“Liều thuốc” làm vợi nỗi đau
Return to top