ClockThứ Tư, 27/12/2023 17:15

Người già, trẻ em nhập viện vì mưa lạnh kéo dài

TTH.VN - Người già và trẻ em là hai đối tượng khá nhạy cảm với thời tiết. Rét đậm kéo dài khiến tỷ lệ các ca bệnh liên quan đến viêm phổi, khó thở, viêm phế quản, huyết áp… tăng.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là tiền đề nâng cao chất lượng dân sốCho sự sống nối dàiGhép tạng Việt Nam phát triển vượt bậc và đuổi kịp thế giới Đào tạo tư vấn viên và vận động hiến tặng mô, tạng Quan tâm nghiên cứu hỗ trợ công tác xây dựng, phát triển vùng dược liệu quý

 Xử trí một BN lên cơn khó thở tại Khoa Nội tiết-Thần kinh-Hô hấp

Nhiều bệnh nhân lớn tuổi biểu hiện nặng

Bước chân vừa đến Phòng cấp cứu, Khoa Nội tiết - Thần kinh - Hô hấp (NTTKHH) Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một bệnh nhân (BN) lớn tuổi đang lên cơn khó thở. Sau khi đã xử trí tại chỗ nhưng tình hình không cải thiện, ê kíp y bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân xuống Khoa Hồi sức tích cực. 

BN là cụ Hoàng V.B, 70 tuổi ở TP. Huế, bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tiết trời mưa lạnh kéo dài khiến ông B xuất hiện các đợt cấp của COPD buộc phải nhập viện. Theo các bác sĩ, tình trạng này thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Ông B. là một trong số nhiều BN lớn tuổi bị bệnh liên quan đến đường hô hấp đang nằm điều trị tại Khoa NTTKHH. Tại khoa này, các giường bệnh đã kín, đội ngũ y bác sĩ làm việc vất vả hơn ngày thường.

Trong khi một số người cùng phòng có thể đi lại, trò chuyện thì ông Nguyễn M.A. 79 tuổi phải thở khí dung liên tục. Tay ông liên tục vỗ vào ngực và ra hiệu với y tá. Sau khi tiêm và uống thuốc, cơ thể ông dần ổn định. Ông A. cho hay: “Tui bị viêm phế quản mãn tính, đi Hà Nội nhằm lúc trời rét đậm, sau đó về nhà xuất hiện các cơn đau ngực. Hai ngày liên tục từ sáng đến trưa tui không thể ho, khó thở. Đến chiều, tui tự ấn huyệt nhân trung, cố gắng lên tiếng, dùng mạng xã hội gọi và ra dấu để em trai chở đi cấp cứu”. Vào BVTW Huế, huyết áp ông A. tăng cao, miệng ngáp cá, mọi người cứ nghĩ ông khó qua khỏi.

Cạnh giường ông A. là BN Nguyễn V. B., 76 tuổi  ở TX. Hương Thủy. Bà Trần Thị Gái, vợ BN này kể: “Ông bị tim mạch, rồi chuyển sang cơn đau tức ngực, khó thở. Trời càng lạnh, ông chỉ ngáp ngáp, mắt trợn lên nhìn sợ lắm, con cháu phải gọi xe cấp cứu đưa đi liền. Đợt ni, chồng tui nằm viện khá lâu. BV cung cấp chăm ấm, các cô bác sỹ hướng dẫn chăm sóc, thuốc thang nên ông đã khá hơn lúc mới vô”.

 Chuyển cấp cứu một trường hợp COPD

Nhiệt độ xuống thấp kèm mưa rét gần nửa tháng qua, số BN vào khoa NTTKHH tăng lên nhiều. Mỗi ngày, trung bình khoa tiếp nhận 10 - 15 BN, một nửa trong số đó là bệnh về hô hấp, phần lớn bị bệnh hen phế quản, COPD. BSCK II Nguyễn Thị Bạch Oanh, Phó Trưởng khoa NTTKHH thông tin: “Các BN lớn tuổi thường có biểu hiện nặng hơn. Sau khi được xử trí ở khu vực cấp cứu đa khoa, một số được đưa vào Hồi sức tích cực rồi chuyển lên khoa chúng tôi. Các ca nặng bố trí ở phòng cấp cứu, cho thở o xy và khí dung kèm điều trị thuốc tích cực. Thực hiện chỉ đạo của Ban giám đốc BV, khoa tăng cường các biện pháp giữ ấm cho bệnh nhân, tăng thêm chăn ấm, đóng cửa sổ, cho uống nước ấm, dặn dò mang tất”…

Nên giữ ấm người, bổ sung vitamin, đeo khẩu trang

Tại tầng 1 Trung tâm Nhi, BVTW Huế đều có người mang trẻ đến khám liên tục. Ngồi trên ghế chờ, chị P.T. kiên nhẫn cho con trai gần 1 tuổi ăn từng chút sữa một. Con chị quấy khóc liên tục, hai má ửng hồng vì sốt. Chị T. băn khoăn: “Cháu có tiền sử hen suyễn. Nhưng lần này không xuất hiện cơn hen, lại sốt, nôn hoài nên em khăn gói vào viện ngay. Giờ mẹ con em chờ kết quả xét nghiệm, xem có điều trị nội trú hay không”.

Bên trong phòng cấp cứu, khá nhiều phụ huynh đang chăm con. Hai bé trai đang phải truyền nước và theo dõi qua máy monitor kiểm tra các thông số cơ bản. Bé H.N. ở Phú Vang chuyển vào vì sốt, ho và ngất đột ngột. Cạnh đó, bé Nguyễn C.G.L. 5 tuổi được mẹ đỡ người kèm chiếc chậu nhựa do nôn liên tục. Bà Phạm T.H. mệ ngoại bé L. lo âu: “Cháu đau sốt từ tuần trước nhưng nhẹ. Mấy ngày sau thì ăn uống khó khăn, nôn nhiều hơn, người gần như lả đi vì kiệt sức. Vào đây các bác sĩ đã khám, kiểm tra và cho cháu làm các xét nghiệm cần thiết. Thấy cháu như ri cả nhà tôi cũng bấn loạn theo”.

ThS.BS Phạm Kiều Lộc khám cho một bệnh nhân tại Phòng Cấp cứu 

Theo lãnh đạo Trung tâm Nhi, thời tiết lạnh gia tăng bệnh hô hấp trẻ em, chủ yếu là viêm phổi, hen phế quản. Mỗi ngày, phòng cấp cứu tiếp nhận nhiều BN đến với biểu hiện sốt cao, ho nhiều, ho kéo dài, khó thở. Các bác sỹ cho trẻ thở ô xy, sử dụng thuốc cần thiết và theo dõi sát sao. Sau một thời gian sẽ chuyển bệnh lên các chuyên khoa điều trị.

ThS.BS Phạm Kiều Lộc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi BVTW Huế lưu ý: “Đợt này, bệnh lý đường hô hấp nổi trội, xuất hiện cơn ho kéo dài do ảnh hưởng thời tiết lạnh, khiến phụ huynh lo lắng. Nếu trẻ sốt, không ngủ được về đêm, bệnh kéo dài thì nên đến ngay các cơ sở y tế thăm khám, tránh biến chứng đáng tiếc”.

“Phụ huynh nên cho trẻ uống nước nước ấm, uống từng ngụm. Ăn cũng vậy, chia nhỏ các bữa, không ăn quá no. Trước khi đi ngủ hạn chế uống sữa đêm tránh gây nôn hoặc nếu cho uống thì uống ít lại. Nếu trẻ ra ngoài thì quàng khăn, mang găng tay, tất. Lưu ý đeo khẩu trang để bé tránh tiếp xúc với nhiệt độ xuống thấp và hạn chế tiếp xúc mầm bệnh”, BS Lộc nói thêm.

Mưa rét kéo dài khiến sức chịu đựng của con người kém đi; virus và vi khuẩn có điều kiện tấn công. Khi bị nhiễm lạnh kèm ho, sốt, nôn… cần đi khám, tránh tự ý mua thuốc kháng sinh uống. Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo những người có nguy cơ hạn chế di chuyển dưới tiết trời lạnh này. Nếu ra ngoài, phải giữ ấm cơ thể, hạn chế tắm lâu; uống nước ấm, ăn uống đủ chất, bổ sung các vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng.

 

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

TIN MỚI

Return to top