ClockThứ Ba, 11/07/2023 07:14
GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH:

Phải bắt đầu từ nhận thức

TTH - Mất cân bằng giới tính để lại nhiều hệ lụy trong xã hội. Ngành chức năng đang triển khai nhiều giải pháp, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức tự nhiên, góp phần thực hiện thành công mục tiêu ổn định cơ cấu dân số, thúc đẩy bình đẳng giới, ổn định xã hội.

Coi trọng trẻ em gáiPhấn đấu đến năm 2025 tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 109 bé trai/100 bé gáiNâng giá trị trẻ em gái, giảm mất cân bằng giới tính khi sinhCả nước sẽ 'dư thừa' khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026

leftcenterrightdel
 Tư vấn sức khỏe sinh sản cho một cặp vợ chồng

Vì nôn nóng muốn biết giới tính thai nhi, chị Trần T.P.N. ở Quảng Điền đã tìm đến một phòng khám tư nhân ở TP. Huế. Trong lúc chờ đến lượt siêu âm, chị thổ lộ: “Lần trước đi trung tâm y tế sàng lọc, các bác sĩ không chịu trả lời thai bé trai hay bé gái trong khi nội ngoại đều hỏi. Chồng là con trai một nên mang thai đứa thứ hai này mình cũng áp lực lắm”!

Khác với chị P.N., chị N.T.K.O ở TP. Huế mang thai con đầu lòng đã 6 tháng. Lần đầu làm mẹ với nhiều bỡ ngỡ, chị đã đến khám tại Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) . Thắc mắc đứa trẻ đang mang là trai hay gái, chị đã được y bác sĩ thăm khám, hướng dẫn và giải thích rõ việc nghiêm cấm tiết lộ giới tính thai nhi. “Do hồi hộp nên mình muốn biết sẽ sinh bé trai hay bé gái. Tuy nhiên, khi được các bác sĩ nói rõ về quy định cũng như nên tập trung chăm sóc sinh dưỡng thai kỳ và theo dõi sức khỏe, mình đã hiểu và không còn đặt nặng vấn đề giới tính của con nữa”, chị K.O chia sẻ.

Siêu âm là kỹ thuật phổ biến trong việc sàng lọc trước sinh song mặt trái của nó là có thể chẩn đoán giới tính thai nhi, dẫn đến khả năng nạo phá thai để lựa chọn giới tính của trẻ. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên (110/100). Con số này cho thấy, các cặp vợ chồng đã nghĩ đến lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu. Dự báo, nếu tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) hiện tại không thay đổi, đến năm 2034, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới trong độ tuổi 15-49. Gia tăng TSGTKS dẫn đến nguy cơ tăng bất bình đẳng giới, tảo hôn, bạo hành, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái…

Quan niệm trọng nam hơn nữ, cần con trai nối dõi tông đường còn phổ biến ở Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, người dân vùng sâu, vùng xa chưa có lương hưu hay bảo hiểm tuổi già, trách nhiệm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ về già chủ yếu thuộc về con trai nên họ sẽ cảm thấy lo lắng và không an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai.

leftcenterrightdel
 Hướng dẫn theo dõi sức khỏe bà mẹ mang thai tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh

TSGTKS tuy từng bước được khống chế nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang ở mức cao và giảm chậm. Năm 2022, TSGTKS ở tỉnh ta là 108,7 nam/ 100 nữ đạt kế hoạch đề ra. Năm 2023, mục tiêu TSGTKS; Phấn đấu đến năm 2025 TSGTKS của tỉnh dưới mức 109 bé trai/100 bé gái. Tỷ suất sinh tự nhiên của tỉnh có cải thiện. TSGTKS hiện ở mức 108,2 bé trai/100 bé gái.

Năm tháng đầu năm 2023, tỷ lệ bà mẹ được khám, siêu âm, xét nghiệm sàng lọc trước sinh khoảng hơn 6.300 người trên tổng số hơn 7.000 người mang thai. Tâm lý chung, các bà mẹ đều mong muốn biết giới tính thai nhi. ThS.BSCKI. Hà Thị Mỹ Dung, Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản cho hay: “Tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu trong nhận thức. Ngày nay, các bà mẹ vẫn quan tâm đến giới tính thai nhi song họ nghiêng về mục tiêu để chăm sóc con tốt hơn, chủ động áo quần, trang trí phòng ốc… Trong quá trình thăm khám điều trị, đơn vị nghiêm cấm chẩn đoán/ tiết lộ giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Không thực hiện chấm dứt thai kỳ vì lựa chọn giới tính thai nhi”.

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh là một trong những hoạt động được Chi cục Dân số tỉnh truyền thông mạnh mẽ. Việc tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh triển khai ở mọi thành phần trong cộng đồng dân cư, trong đó tập trung truyền thông vận động thay đổi hành vi trong chăm sóc SKSS và kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó, đơn vị còn tổ chức tập huấn các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho cán bộ y tế; tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống y tế với các dịch vụ siêu âm, dịch vụ nạo phá thai.

Nhiều giải pháp được đặt ra, song quan trọng và trọng tâm nhất vẫn là đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới.

Trong lĩnh vực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, BS. Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh nhấn mạnh: “Để tạo sự chuyển biến, quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; đề cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội”.

 “Đối với cán bộ y tế, chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chấm dứt tình trạng lạm dụng khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Cán bộ y tế, các cơ sở cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài công lập, tích cực tham gia trong việc thực hiện “3 không”: Không tuyên truyền - Không cổ xúy - Không cung cấp các dịch vụ tư vấn, lựa chọn, chẩn đoán giới tính thai nhi”, BS Đăng Tâm nói thêm.

Bài, ảnh: LINH TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác
Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ

Theo dữ liệu vừa được công bố ngày 19/3 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, số lượng các cặp đôi kết hôn ở nước này trong năm 2023 đã tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, do nhu cầu bị dồn nén từ các cặp vợ chồng đã trì hoãn đám cưới trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, dữ liệu không cho thấy đây là sự phục hồi bền vững trong một xã hội đang già đi nhanh chóng như Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ
Kinh tế đình trệ, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc sống độc thân

Cô Chai Wanrou, nhà sáng tạo nội dung làm việc tự do ở thành phố Tây An, Trung Quốc, cho rằng hôn nhân mở ra một cuộc sống không công bằng với phụ nữ. Giống như nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc, cô là một phần của phong trào tôn thờ chủ nghĩa độc thân, định hướng một tương lai “không chồng, không con” - đặt ra một thách thức mà mà chính phủ có thể phải đối mặt.

Kinh tế đình trệ, ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc sống độc thân
Return to top