ClockThứ Tư, 18/01/2023 14:50

Phòng tránh ngộ độc rượu ngày tết

TTH.VN - Nhiều trường hợp ngộ độc rượu nhập viện cấp cứu. Tình trạng này gia tăng dịp tết khi việc tiệc tùng liên hoan diễn ra với tần suất nhiều hơn. TS. BS Trần Phạm Chí, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ nhiều thông tin với Thừa Thiên Huế Online.

Phối hợp điều tra vụ vận chuyển rượu ngoại trên chuyến bay giải cứuCập nhật kiến thức bệnh gan mạn cho 100 bệnh nhân và người dânTăng cường lực lượng, đồng loạt xử lý nồng độ cồnLạm dụng bia - rượu ở thanh thiếu niên: Do đâu & cách phòng ngừaTự ý rời khỏi nhà để đi uống rượu trong thời gian cách ly

TS. BS Trần Phạm Chí, Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Huế

Theo TS. BS Trần Phạm Chí, các trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu nằm ở nhiều chuyên khoa, nặng nhất nằm ở khoa Cấp cứu hồi sức (phần lớn là những bệnh nhân hôn mê).

Thường người uống rượu bia số lượng nhiều sẽ có dấu hiệu đau vùng thượng vị dữ dội, thậm chí nôn ra máu. Khi nội soi, toàn bộ niêm mạc dạ dày bị đỏ như những cánh hoa hồng, mức độ nặng nề thậm chí xuất huyết.

Vẫn có trường hợp tổn thương gan dẫn tới suy gan cấp nặng. Bệnh nhân lúc này có dấu hiệu mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu… Khi vào viện kiểm tra thấy gan lớn, có dịch ổ bụng, có xuất huyết ở dưới da, da vàng tăng dần lên. Xét nghiệm cho kết quả men gan tăng cao, các rối loạn đông máu nặng nề. Sau điều trị, phần lớn sức khỏe bệnh nhân cải thiện. Tuy nhiên, một số ít ca không hồi phục, thậm chí tử vong.

Thưa bác sĩ, rượu bia gây tác hại như thế nào? Việc lạm dụng rượu bia dài ngày để lại những hậu quả ra sao?

Rượu bia tác động lên rất nhiều cơ quan trong cơ thể, hầu như cơ quan nào cũng bị ảnh hưởng như thần kinh, não bộ, gan, tim mạch, thận… Riêng về chuyên khoa tiêu hoá nổi bật nhất là viêm gan và xơ gan. Ngoài ra còn có những bệnh lý về viêm dạ dày, loét dạ dày, rách thực quản dạ dày do bia rượu (ngộ độc cấp). Nặng nề nhất và lâu dài nhất là tổn thương gây viên gan, suy gan và xơ gan do rượu, tạo ra gánh nặng y tế cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Với những người đang điều trị bằng thuốc, việc sử dụng rượu bia có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị hay không?

Uống thuốc tây không nên sử dụng rượu bia, bởi nó làm hạn chế hiệu quả điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ dùng thuốc hướng thần nhưng uống rượu vào khiến bệnh nhân có thể hôn mê hoặc không có tác dụng trong điều trị rối loạn tâm thần. Bệnh nhân viêm khớp, viêm đa khớp dùng thuốc giảm đau nếu uống rượu sẽ làm tăng độc tính của thuốc lên gan, lên niêm mạc dạ dày dẫn tới loét dạ dày, chảy máu dạ dày... Uống Paracetamol mà không kiêng rượu sẽ làm tăng độc tính Paracetamol, dẫn tới suy gan.

Kiểm tra hình ảnh tổn thương gan do sử dụng rượu dài ngày

Vậy những dấu hiệu nào cho thấy cơ thể bị ngộ độc khi uống rượu bia quá nhiều?

Khi người uống rượu bia không làm chủ bản thân về lời nói, hành vi, cử chỉ chứng tỏ họ đã bị ngộ độc khá lâu. Biểu hiện ngộ độc rượu bia, những người xung quanh có thể nhận thấy nhưng người uống khó nhận thấy.

Nếu không uống rượu bia hoàn toàn thì rất là tốt cho sức khỏe, còn không thì chúng ta uống với mức độ vừa phải, chừng mực. Nếu thấy tri giác hoặc hành động cử chỉ của mình không được bình thường, lập tức ngưng uống. Một lưu ý rất là quan trọng nữa là không được điều hành các phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia.

Cấp độ biểu hiện của ngộ độc rượu nào cần đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu?

Cấp độ ngộ độc phải nhập viện tuỳ mức độ, tuỳ cơ quan bị ảnh hưởng. Nếu ngộ độc ảnh hưởng đến thần kinh, bệnh nhân thậm chí có cơn đoạn thần cấp; lơ mơ, kích thích, hôn mê hoặc có những tổn thương cơ quan mà sau cơn ngộ độc cấp khó hồi phục… hãy đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Người uống rượu bia nhận thấy cơ thể mình không ổn, nên đến ngay các cơ sở y tế. Việc xác định cấp độ sẽ được thực hiện qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm.

Những ca bệnh ngộ độc rượu sẽ được điều trị như thế nào?

Ngộ độc rượu thông thường (trước đó không có tình trạng lạm dụng bia rượu kéo dài), các cơ quan trong cơ thể chúng ta có thể tự hồi phục. Trường hợp bị ngộ độc cấp trên nền cơ quan suy yếu sẵn, một số người sẽ không hồi phục hoặc hồi phục một phần. Có người bị tổn thương không hồi phục được.

Với ngộ độc cấp, phương pháp điều trị sẽ hỗ trợ chức năng các cơ quan và duy trì hoạt động của chúng trong trạng thái tạm ổn. Khi đó, cơ thể sẽ tăng bài tiết lượng cồn, lượng bia rượu ra ngoài, cơ thể dần hồi phục theo thời gian.

Nhiệm vụ của bác sĩ là giúp bình ổn bệnh nhân trong mức độ có thể, giúp dấu hiệu ngộ độc sẽ giảm dần. Trong trường hợp bị ngộ độc mãn, nghiện rượu mãn tính, quá trình đó chỉ có tác dụng một phần mà thôi.

Kiểm tra sức khỏe một bệnh nhân nhập viện do dùng bia rượu tại Khoa Nội tiêu hóa

Nếu chưa thể đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế kịp thời, trước mắt, phải xử trí tại chỗ như thế nào đối với các trường hợp ngộ độc rượu?

Bị ngộ độc rượu phần lớn bị ảnh hưởng đến thần kinh, họ sẽ có cơn kích thích, thay đổi tính tình, cử chỉ, lời nói có thể làm hại cho bản thân hoặc người xung quanh. Có người nôn ói, xuất huyết đường tiêu hoá, nôn ra máu, hôn mê. Trong tất cả các trường hợp, chúng ta có thể đưa bệnh nhân tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Trường hợp bất khả kháng, nên liên lạc với cơ sở y tế gần nhất và giữ cho bệnh nhân ở trạng thái an toàn. Với những bệnh nhân kích thích, bạo lực, hãy giữ họ yên. Những bệnh nhân hôn mê, chúng ta cho nằm sấp, tránh bị nôn và tránh hít thức ăn bị nôn vào phổi.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu, bác sĩ có thể đưa ra những khuyến cáo đối với người sử dụng?

Trong những ngày thông thường hoặc dịp lễ tết nếu uống thì sử dụng ít nhất có thể và luôn theo dõi cơ thể chính mình.

Để giảm tác hại của bia rượu, có một số mẹo nhỏ bất đắc dĩ có thể áp dụng ví dụ ăn nhiều, ăn một ít tinh bột, rau, thịt, cá… Những thức ăn này giúp cho rượu không thẩm thấu nhanh qua niêm mạc đường tiêu hoá (làm tăng ngộ độc rượu cấp). Sử dụng một số loại nước trái cây và thức ăn nhẹ giúp giảm nồng độ rượu. Thậm chí hát hò, nói chuyện cũng giúp thải rượu qua đường hô hấp ra ngoài.

Trên thị trường thì có rất là nhiều sản phẩm giúp đào thải rượu nhưng thực ra không hiệu quả và tác dụng thật. Tốt nhất, ngay từ đầu không nên uống bia rượu hoặc chỉ uống với mức độ ít nhất có thể.

 

LINH TUỆ (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Trong khuôn khổ Dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” (KVPVP), sáng 7/10, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn đối với cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên, tuyên truyền viên tuyến xã.

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Phòng tránh những nguy hiểm về sức khỏe khi chạy bộ

Chạy bộ từ lâu được biết đến là một trong những loại hình thể thao đơn giản, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chạy bộ còn mang lại nhiều lợi ích về tinh thần và phòng, chống được nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý gì khi chạy bộ, đặc biệt là khi tham gia các cuộc thi chạy bộ đường dài?

Phòng tránh những nguy hiểm về sức khỏe khi chạy bộ
Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Thừa Thiên Huế - Champasak (CHDCND Lào)

Ngày 26/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến có buổi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak (Cộng hòa DCND Lào) do ông Alounxai Sounnalath, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Champasak làm Trưởng đoàn. Cùng dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Thừa Thiên Huế - Champasak CHDCND Lào

TIN MỚI

Return to top