ClockThứ Hai, 01/04/2024 12:13

Sán lá phổi – ký sinh trùng cực nguy hiểm

TTH - Bệnh sán lá phổi được biết đến là một trong những căn bệnh cực kỳ phổ biến ở khu vực Đông Nam châu Á bởi thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn sống một số loại tôm, cua). Mà theo nghiên cứu y học cho thấy rằng, có tới 80% loài cua sống ở môi trường nước ngọt có chứa sán lá phổi.

Tăng sức đề kháng mùa dịch

 Trong sushi có thể chứa vi khuẩn và ký sinh trùng. Ảnh: Bảo Phước

Bệnh sán lá phổi được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1878, nhân một trường hợp con hổ Bengal bị chết do sán lá phổi. Tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên được phát hiện mắc bệnh sán lá phổi là một người đến từ thị xã Châu Đốc vào năm 1906 và đến nay các con số mắc bệnh sán lá phổi đã tăng lên rất nhiều.

Sán lá phổi sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống, sau đó sẽ ký sinh tại các nhóm phế quản trong phổi hoặc ký sinh tại nhu mô phổi. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh hầu như người bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cho tới khi bệnh đã chuyển biến khá nặng mới phát hiện ra. Một vài trường hợp sán lá phổi đã phát triển quá mạnh và kết hợp với bệnh lao có thể gây tử vong.

Hầu hết các loại tôm và cua sống trong môi trường nước ngọt đều có nguy cơ có sán lá phổi ký sinh. Người bệnh bị sán lá phổi xâm nhập vào cơ thể chủ yếu đến từ việc ăn uống, cụ thể là ăn các loại tôm, cua chưa được nấu chín,  hoặc ăn sống.

Rối loạn tiêu hóa thường là triệu chứng ban đầu của bệnh, đau bụng, tiêu chảy. Ở giai đoạn ấu trùng sán lá phổi đã di chuyển từ dạ dày lên đến vùng phổi thì người bệnh sẽ có triệu chứng tràn khí hoặc tràn dịch màng phổi. Khi sán đã ký sinh tại phổi và sinh sản thì bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh rõ rệt hơn nữa, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ hô hấp như: Ho kéo dài, ho khạc đờm có kèm máu, đau tức ngực, sốt nhẹ, cơ thể dần yếu ớt, khả năng hô hấp bị hạn chế... Một vài trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng bệnh khá phức tạp sẽ bị chẩn đoán nhầm giữa sán lá phổi với bệnh lao phổi. Thậm chí, người bệnh có thể mắc phải 2 căn bệnh này cùng lúc.

Để chẩn đoán xác định sán lá phổi, cần xét nghiệm đờm và phân để xác định có trứng sán lá phổi hay không. Biện pháp này cần thực hiện nhiều lần để tránh tình trạng bỏ sót nguy cơ bệnh; thực hiện xét nghiệm ELISA máu; chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính vùng phổi nhằm xác định mức độ tổn thương đến lá phổi… Người bệnh bị sán lá phổi ở dạng mạn tính sẽ có nhiều triệu chứng bệnh gần giống với bệnh lao phổi. Bác sĩ cần thực hiện một số biện pháp nhằm phân biệt bệnh sán lá phổi và lao phổi.

Bệnh sán lá phổi là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên khả năng phát hiện ra bệnh sớm lại khá khó khăn, bởi bệnh thường phát triển âm thầm cho tới khi các ấu trùng sinh sôi nảy nở nhiều mới xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt. Loài sán Paragonimus Westermani gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể lây lan và ký sinh lên cả các phủ tạng khác và một số cơ quan lân cận. Ở mỗi vị trí sán lá phổi ký sinh lại gây ra những biến chứng khác nhau. Bệnh nhân mắc bệnh sán lá phổi cần được chẩn đoán bệnh một cách chính xác thì mới có thể lựa chọn phương pháp chữa trị hiệu quả.

Để phòng ngừa sán lá phổi, người có yếu tố nghi ngờ cần phát hiện sớm các trường hợp người bệnh sán lá phổi, điều trị dứt điểm nhằm hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh. Chú ý tới chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Không nên ăn các loại đồ ăn sống như tôm, cua nước ngọt.

Vệ sinh tay và các dụng cụ chế biến thức ăn một cách sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các loại tôm, cua, cá sống.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030
Ngày sốt rét thế giới (25/4):
Tiến trình kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đình trệ

Sau hơn một thập kỷ tiến bộ đều đặn trong việc phòng chống bệnh sốt rét, tiến trình này đang chững lại. Theo báo cáo sốt rét thế giới mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không có sự gia tăng đáng kể nào trong việc giảm các ca sốt rét trong giai đoạn 2015 đến 2017.

Tiến trình kiểm soát bệnh sốt rét đang bị đình trệ
Giải quyết câu hỏi cho hành trình chống lại bệnh sốt rét

Trong tiến trình chống lại bệnh lây nhiễm, tiến bộ không thể đánh giá bằng sự sẵn có của các nguồn lực; thành quả quan trọng nhất là số lượng người được cứu chữa kịp thời. Dựa trên hình thức đánh giá này, có thể nói thế giới đang ngày càng thụt lùi trên con đường chống lại bệnh sốt rét.

Giải quyết câu hỏi cho hành trình chống lại bệnh sốt rét
Return to top