ClockThứ Sáu, 23/02/2024 17:33

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

TTH.VN - Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên HuếQuản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toànTăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tếtNgày xuân hiến máu, trao tình yêu thươngHồi sinh từ thận hiếnCuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

Giám sát điểm kính hiển vi tại huyện A Lưới. Ảnh CDC 

Đến năm 2023, có 46 tỉnh trong cả nước được công nhận loại trừ sốt rét. Cuối năm 2022, Thừa Thiên Huế có 9 huyện, thị xã và TP. Huế được công nhận loại trừ bệnh sốt rét. Các đơn vị tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa sốt rét quay trở lại sau loại trừ căn bệnh này. Hiện, 3/9 huyện, thị xã với 8/141 xã, phường, thị trấn và 138 thôn bản nằm trong vùng sốt rét lưu hành nhẹ. Dân sống trong vùng sốt rét lưu hành dễ có nguy cơ mắc bệnh chiếm khoảng 23.000 người.

Tại địa bàn tỉnh, năm 2023, 8.408 người nghi ngờ được xét nghiệm, thực hiện 1.535 test chẩn đoán nhanh; phát hiện, chẩn đoán và điều trị 3 ca sốt rét ngoại lai từ nước ngoài. Công tác phòng ngừa sốt rét quay trở lại được thực hiện chặt chẽ từ các tuyến đúng quy định của Bộ Y tế.

Năm 2024, ngành y tế tỉnh đặt mục tiêu không để tử vong do sốt rét, khống chế không để dịch sốt rét xảy ra; giảm tỉ lệ nhiễm giun của học sinh tiểu học xuống dưới 11%; triển khai điều tra giám sát côn trùng sốt rét 12 điểm xã; chú ý giám sát sốt rét ngoại lai, sốt rét ngoại nhập ở các cơ sở...

Tại hội nghị, các đơn vị nêu nhiều ý kiến, thảo luận nhằm tháo gỡ vướng mắc về kinh phí cũng như các mục tiêu đề ra năm 2024, đảm bảo loại trừ bệnh sốt rét cả nước vào năm 2030; giảm thiểu, tiến tới loại trừ các bệnh do côn trùng, ký sinh trùng gây nên.

L.TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS 1/12:
Đa dạng hóa hình thức xét nghiệm, tăng hiệu quả điều trị

Việc đa dạng hóa các hình thức xét nghiệm HIV tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người nguy cơ cao được tiếp cận, kiểm tra tình hình sức khỏe. Điều này còn giúp người bệnh tránh tình trạng kháng thuốc, giảm nguy cơ lây nhiễm cho mọi người.

Đa dạng hóa hình thức xét nghiệm, tăng hiệu quả điều trị

TIN MỚI

Return to top