ClockThứ Bảy, 12/01/2019 15:51

Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Sự việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị truyền gần 5 lít bia vào dạ dày để cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu nặng đang bị hiểu sai một cách nguy hiểm rằng uống bia có thể giải độc được rượu.

Bệnh nhân ngộ độc rượu tại Quảng Trị. Ảnh: BVQT

Thực tế, bệnh nhân ngộ độc rượu có chứa Methanol (cồn công nghiệp rất độc). Chất Methanol vẫn tồn tại trong cơ thể chưa được đào thải ra thì vẫn có nguy cơ ngộ độc. Do đó, khi đưa chất Ethanol (có trong bia, rượu uống được) vào cơ thể là để tranh chấp với Methanol, đồng thời thẩm tách để loại trừ Methanol ra khỏi cơ thể.

Vấn đề nguy hiểm ở đây là việc hiểu nhầm sử dụng bia để giải độc. Theo BS. Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), đây là một giải pháp “câu giờ” để can thiệp một cách đặc hiệu tích cực hơn, bệnh nhân sống được là nhờ lọc máu.

Việc sử dụng Ethanol để giải độc Methanol đã được sử dụng cấp cứu trong trường hợp nguy cấp trên, nhưng không thể coi là một giải pháp.

“Người bệnh vẫn sẽ tử vong nếu không lọc máu. Vì vậy, người dân không nên hiểu nhầm việc uống rượu xong có thể uống bia để giải độc”, bác sĩ Chính cho biết.

BS. Lương Quốc Chính khẳng định, điều trị ngộ độc rượu phải bằng cách phát hiện sớm và lọc máu. Đây là giải pháp duy nhất để cứu người bệnh, nhất là những trường hợp bệnh nhân ngộ độc nặng.

“Rất nhiều người đã hiểu nhầm theo cách nguy hiểm và cho rằng nếu say rượu thì uống thêm bia để giải rượu. Điều này sẽ làm nặng hơn tình trạng ngộ độc rượu”, bác sĩ Chính khuyến cáo.

Trường hợp bệnh nhân ngộ độc rượu tại Quảng Trị qua khỏi là nhờ lọc máu. Thực tế, bác sĩ Lê Văn Lâm - Trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân đã dùng phương pháp truyền vào đường tiêu hóa của bệnh nhân 15 lon bia (gần 5 lít bia) kết hợp với lọc máu, điều trị tích cực thì mới cứu được bệnh nhân.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chế độ nặng nhọc, nguy hiểm cho nghề tài xế

Nhiều năm theo nghề lái xe tải, xe khách thuê, không ít tài xế vẫn chưa rõ công việc của mình đang theo thuộc loại ngành nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, cùng các chế độ, chính sách được hưởng.

Chế độ nặng nhọc, nguy hiểm cho nghề tài xế
Tiềm ẩn nguy hiểm với trào lưu lừa trẻ em

Hiện nay, không ít người thực hiện các clip với nội dung “giả làm người thân để lừa trẻ em” trên mạng xã hội Tiktok mà không nghĩ rằng điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ.

Tiềm ẩn nguy hiểm với trào lưu lừa trẻ em
Dị dạng mạch máu não - sự nguy hiểm của bệnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, dị dạng mạch máu não chiếm tỷ lệ chung trong dân số là từ 3 – 5%. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Việc nhận biết các dấu hiệu cùng cách xử lý, phòng, tránh sẽ giúp bạn và người thân tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Dị dạng mạch máu não - sự nguy hiểm của bệnh
Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người gần núi lửa Semeru

Chiều tối 4/12, núi lửa Semeru trên đảo Java của Indonesia tiếp tục phun những cột tro bụi cao hơn 1,5km lên không trung và dòng nham thạch nóng bỏng bắt đầu chảy tràn trên diện rộng. Giới chức địa phương đã buộc phải sơ tán khẩn cấp khoảng 2.000 người dân sống gần khu vực núi lửa tới 11 khu tạm trú.

Indonesia sơ tán khẩn cấp hàng nghìn người gần núi lửa Semeru

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top