ClockThứ Bảy, 10/07/2021 12:18

Thắt chặt vòng ngoài để có thể nới lỏng vòng trong

TTH.VN - Sáng 10/7, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, tham dự cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

Kiên cố hóa chốt kiểm soát phòng, chống dịchBáo Thừa Thiên Huế gửi chuyến hàng đầu tiên chia sẻ với TP. Hồ Chí Minh chống dịchThừa Thiên Huế điều chỉnh biện pháp cách ly y tế tập trungSẵn sàng tiếp nhận người về từ vùng có dịch với điều kiện phải đăng ký để chủ động

Ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh, như: kích hoạt 23 đội phản ứng nhanh; triển khai hoạt động 15 chốt kiểm tra liên ngành; kích hoạt đường dây nóng 19001075; xây dựng kịch bản khi có F0 tại địa phương, khu công nghiệp, chợ truyền thống…

Tổ chức cách ly theo dõi y tế người về từ vùng dịch

Từ thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay, Thừa Thiên Huế đã rà soát hơn 30.000 người từ các tỉnh/thành phố có dịch trở về địa phương. Hàng ngày, các chốt kiểm tra y tế cho khoảng 4.000 người; trong đó, người từ các tỉnh/thành có điểm dịch là hơn 1.500 người và thực hiện test nhanh kháng nguyên cho khoảng 300 người/ngày.Hiện đang tổ chức cách ly y tế cho 2.789 trường hợp.

Đến nay, hơn 35.600 đối tượng ưu tiên ưu tiên trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của Thừa Thiên Huế cũng đã được tiêm vắc xin, đạt 100% số liều do Bộ Y tế phân bổ.

Kết luận tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu yêu cầu các đơn vị tiếp tục triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh; thắt chặt vòng ngoài để có thể nới lỏng vòng trong, tạo điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế. Tăng cường áp dụng công nghệ trong việc giám sát, truy vết. Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện tốt phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”; bám sát cơ sở, giám sát các công dân trở về địa phương từ vùng có dịch, nhằm kiểm soát, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, nghiên cứu các kịch bản, sẵn sàng các phương án ứng phó với tình hình dịch diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Tin, ảnh: Hiếu Thủy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top