ClockThứ Sáu, 08/12/2023 07:08

Thay đổi hành vi, hỗ trợ người có “H”

TTH - Xuất phát từ quan niệm sai lầm trong cộng đồng khi nhiều người gắn HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội… nên người có “H” (HIV) thường bị xa lánh, không được quan tâm, chăm sóc. Điều này càng khiến cho người nhiễm HIV càng cảm thấy bế tắc, cả trong tâm lý lẫn ngoài sinh hoạt thường nhật.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho 3.500 học sinh Truyền thông HIV/AIDS và giới thiệu các kênh xét nghiệm cho sinh viên Đại học Huế Khắc phục những khó khăn trong phòng chống dịch HIVTôi là CBO

 Hãy dự phòng lây nhiễm HIV bằng thuốc ARV (cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ để dự phòng lây nhiễm HIV)

Tham gia thực hiện bài khảo sát lượng giá truyền thông và can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, tôi đã rất tự tin khi mình đã có 9 câu trả lời liên tiếp đúng. Nhưng khi “Có” cho câu hỏi: “Nếu có một người thân trong gia đình nhiễm “H”, bạn có muốn giữ kín chuyện này?”, tôi thuộc nhóm chiếm gần hết người tham gia thực hiện khảo sát đưa ra câu trả lời sai. Thật đáng tiếc, khi đây là vấn đề về thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS.

Trong các bài truyền thông và can thiệp giảm tác hại của HIV/AIDS, các bác sĩ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thừa Thiên Huế luôn nhấn mạnh rằng: Việc hiểu biết những kiến thức về HIV và AIDS sẽ giúp người bệnh giảm mặc cảm, lo âu, tự ti… Tuy nhiên, để nhận thức này thực sự có thể tác động thay đổi được hành vi của mỗi chúng ta và bản thân người “có H”, quả thật cần rất nhiều thời gian và cần sự đồng cảm, thấu hiểu thực sự.

Suy cho cùng, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người “có H” phần nhiều xuất phát từ nỗi “sợ lây” trong cộng đồng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mà hơn 30 năm qua, trong nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, công tác truyền thông của ngành y tế liên tục được đổi mới về nội dung, hình thức và đặc biệt là đã chuyển truyền thông từ “hù dọa” trong những năm đầu sang “giải thích”. Những hoạt động này đã từng bước nâng cao được hiểu biết của cộng đồng, thay đổi hành vi, cải thiện đáng kể về tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, giúp người "có H" hòa mình vào cộng đồng dân cư tốt hơn, tiếp tục biết trân quý bản thân và sống có ích cho xã hội.

Không ai muốn mình có liên quan đến HIV. Nhưng thực tế cuộc sống nghiệt ngã hơn nhiều. Một người mẹ có cậu con trai học lớp 10 đã ngất xỉu ngay khi nhận kết quả xét nghiệm xác định đứa con duy nhất của chị “có H”. Con nhiễm sau chỉ duy nhất một lần bị anh sinh viên lạ cưỡng bức quan hệ tình dục đồng giới ở nhà vệ sinh công cộng. Một người mẹ khác cũng “chết lên chết xuống” khi được biết cô con gái đang ở năm cuối cấp THPT, là một học sinh giỏi cấp tỉnh, “có H” sau thời gian yêu đương và đi quá giới hạn với bạn trai… Hẳn, trong những hoàn cảnh ấy, cha mẹ, người thân đau 1 thì bản thân người có “H” lại đau đến vô bờ, nhất là đối với những người còn quá trẻ để hiểu điều gì đang đợi mình.

TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, từng chia sẻ: Dù vì bất cứ lý do gì, thì khi không may nhiễm HIV, người nhiễm vẫn là người thân của chúng ta. Hơn hết, họ cần được hỗ trợ và chăm sóc khi mắc bệnh như bất kỳ người bệnh nào. Và để có thể chăm sóc tốt cho người thân nhiễm HIV, các thành viên gia đình nên trang bị cho mình kiến thức về HIV và kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV khi họ gặp vấn đề về sức khỏe.

Trên các kênh truyền thông, ngành y tế cũng cung cấp thông tin rất rõ ràng: Người nhiễm HIV chỉ lây HIV cho người khác qua 3 con đường. Đó là qua đường máu (sử dụng kim tiêm chung, truyền máu có nhiễm HIV); quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ, cho con bú. Trường hợp có người thân nhiễm “H”, các thành viên trong gia đình cần quan tâm động viên, đối xử với người bệnh giống như cách đối xử với những người không nhiễm HIV, để họ cảm thấy yên tâm, được thấu hiểu và được “làm người bình thường”.

Cùng với đó, ngành y tế cũng hướng dẫn cụ thể: Trong sinh hoạt hàng ngày, người nhiễm HIV có thể ăn cùng bàn, sử dụng chung chén bát với những thành viên khác trong gia đình, bạn bè và cả ở những nơi công cộng mà không sợ lây nhiễm HIV cho họ. Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này có dính máu của người nhiễm HIV thì cần phải rửa sạch bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường và người rửa chén bát nên đeo găng tay cao su và băng kín vết thương hở (nếu có), hoặc sử dụng chén bát đũa dùng một lần. Người nhiễm HIV vẫn có thể ngủ cùng, ôm ấp với những người khác trong gia đình và bạn bè mà không sợ lây HIV cho người đó. Chỉ lưu ý là không nên có sự tiếp xúc, cọ xát chỗ da tổn thương của hai người khi tiếp xúc nhau. Và đặc biệt, nếu có nảy sinh quan hệ tình dục ngoài ý muốn thì phải sử dụng bao cao su hoặc thuốc chống phơi nhiễm…

ĐỒNG VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế
Thay đổi cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước từ năm 2025

Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình, tương tự như khu vực doanh nghiệp.

Thay đổi cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước từ năm 2025
Return to top