ClockThứ Sáu, 04/09/2020 10:20

Bên trong khu vực bảo quản máu được hiến tặng

TTH.VN - Máu sau khi được hiến tặng sẽ trải qua một quy trình xử lý với rất nhiều công đoạn trước khi được truyền cho bệnh nhân. Tất cả quy trình đó được thực hiện, giám sát một cách kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia y tế cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.

“Giọt hồng” gia tộcSẵn sàng hiến máu cứu ngườiTôn vinh người hiến máu

Các kỹ thuật viên tiến hành các công đoạn để bảo quản sau khi tiếp nhận máu từ người hiến chuyển về

Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi có mặt tại Trung tâm huyết học truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế - một trong những trung tâm huyết học truyền máu lớn của khu vực và cả nước.

Bên cạnh tổ chức tiếp nhận máu từ người hiến ở nhiều nơi về, trung tâm còn tiếp nhận người hiến máu và hiến tiểu cầu đến hiến trực tiếp. Bên trong sảnh của trung tâm, hàng trăm người từ nhiều tổ chức đến làm thủ tục để hiến máu. Khác với những thời điểm trước, việc tổ chức cho người đến hiến máu được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn trong thời gian xảy ra dịch bệnh COVID-19.

Máu sau khi được tiếp nhận từ người hiến sẽ phải trải qua nhiều công đoạn phân tách, xử lý mới đưa về kho bảo quản và sau đó chuyển đến các khoa bệnh trong Bệnh viện Trung ương Huế cũng như các bệnh viên ngoại tỉnh để cứu chữa các bệnh nhân.

Các quy trình được thực hiện theo trình tự nhất định từ khám tuyển chọn, tiếp nhận, xét nghiệm sàng lọc, sản xuất, bảo quản, phát máu, vận chuyển, truyền máu lâm sàng…

Ngoài ra, Trung tâm huyết học truyền máu có nhiều chế phẩm máu đã được sản xuất, đạt chất lượng cao; triển khai được nhiều kỹ thuật xét nghiệm mũi nhọn.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại tại đây:

Các bác sĩ, kĩ thuật viên tiến hành lấy máu

Các thao tác cho máu, tiếp nhận trải qua rất nhiều quy trình nghiêm ngặt

Máu được tiếp nhận từ người hiến máu được di chuyển về các phòng để tiến hành các quy trình sản xuất, bảo quản

Bên trong một phòng bảo quản các chế phẩm máu để phục vụ người bệnh với nhiều trang thiết bị chuyên môn hiện đại

Tùy theo ngày, Trung tâm huyết học truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận lượng máu khác nhau

Các kĩ thuật viên đánh dấu, ghi chú lại từng bịch máu trong quá trình sản xuất, bảo quản

Toàn bộ quá trình xử lý máu diễn ra tại đây nhiều giờ với các công đoạn khép kín

Máu sau đó từ kho bảo quản sẽ được chuyển đến các trung tâm, khoa bên trong bệnh viện nơi có bệnh nhân điều trị. Ngoài ra, cũng chuyển đi đến nhiều bệnh viện khác phục vụ cho việc cứu chữa người bệnh

Một bệnh nhân ở Bệnh viện Trung ương Huế được truyền máu lấy từ Trung tâm huyết học truyền máu về

NHẬT MINH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Thừa Thiên Huế - Champasak (CHDCND Lào)

Ngày 26/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến có buổi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak (Cộng hòa DCND Lào) do ông Alounxai Sounnalath, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Champasak làm Trưởng đoàn. Cùng dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Thừa Thiên Huế - Champasak CHDCND Lào
Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG). Sự hiện hữu của những báu vật này không những làm tăng sự hấp dẫn cho điểm đến, mà cũng chính là cơ hội để những cổ vật quý giá này “không ngủ yên” trong cuộc sống đương đại.

Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia
Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Với chủ đề “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, sáng 19/8, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Ngày hội “Hiến máu tình nguyện” năm 2024.

Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện
Return to top