ClockThứ Tư, 12/02/2020 14:28

Bộ Y tế khuyến cáo tập trung phân tuyến khám và điều trị dịch bệnh do COVID-19

Trao đổi thông tin bên lề cuộc họp sáng 12/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, những người có dấu hiệu liên quan đến dịch COVID-19 hoàn toàn có thể được chẩn đoán, theo dõi, điều trị ở các cơ sở y tế địa phương.

WHO đặt tên chính thức virus corona (nCoV) là “Covid-19”Cấp miễn phí 290 ngàn khẩu trang vải kháng khuẩn cho học sinh, giáo viênKinh tế Trung Quốc đối mặt nhiều lo ngại khi số ca tử vong do nCoV vượt mốc 1.000 ngườiThành phố Vũ Hán ban hành các quy định phòng dịch mớiWHO cử nhóm chuyên gia y tế đến Trung Quốc điều tra về dịch virus coronaViệt Nam thử nghiệm thuốc điều trị virus corona chủng mớiSố người tử vong trong 1 ngày vì nCoV cao nhất từ trước đến nay

Khám bệnh cho người dân tại Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Hải Dương

Những ngày qua, lo lắng về dịch COVID-19 nên nhiều người từ các địa phương đến khám ở một số bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lưu ý, việc tập trung đến khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế trung ương sẽ làm tăng khả năng lây lan trong cộng đồng.

“Rút kinh nghiệm từ dịch sởi vào năm 2014, khi nhiều bà mẹ đưa con em đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám, gây lây nhiễm chéo tại chính bệnh viện, khiến tỷ lệ nhiễm và tử vong tăng cao. Do đó, ngay từ rất sớm, Bộ Y tế đã chỉ đạo phân tuyến (bệnh nhân) ở các cấp. Chúng tôi tập trung theo phương châm “4 tại chỗ”, cụ thể, phát hiện, chẩn đoán, cách ly, theo dõi được tổ chức ở các tuyến, đặc biệt các bệnh viện tuyến huyện và sau đó đến các tuyến cao hơn (tỉnh, trung ương) khi có các triệu chứng vượt quá khả năng điều trị thì (cơ sở y tế) sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo, nếu người dân có những biểu hiện đáng ngờ thì nên đến các tuyến cơ sở để khám bệnh. Tại đây, Bộ Y tế đã bố trí đội phản ứng nhanh để hỗ trợ các đơn vị y tế ở địa phương khi gặp khó khăn trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân.

“Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đợt tập huấn, cung cấp các trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho các tuyến cơ sở. Do vậy, việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị người bệnh có dấu hiệu liên quan đến dịch COVID-19 hoàn toàn có thể thực hiện ở các cơ sở y tế địa phương”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top