ClockChủ Nhật, 26/03/2023 15:29

Cần tiêm chủng vaccine kịp thời để loại trừ nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bộ Y tế khuyến cáo cha mẹ cho con đi tiêm chủng theo lịch. Trong trường hợp tiêm chậm muộn, cần được tiêm bù mũi càng sớm càng tốt, không phải tiêm lại từ đầu. Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm bù mũi, tiêm vét các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học HuếTiêm vắc xin phòng cúm mùa cho 330 nhân viên y tếSố ca tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹTổ chức nhiều điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 46Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 kể cả thứ bảy chủ nhật

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa: Đan Phương/Báo Tin tức 

Liên quan đến vấn đề thiếu vaccine dịch vụ chưa thể tháo gỡ, nhiều phòng tiêm chủng phải đóng cửa, việc cung cấp vaccine tiêm chủng cho người dân bị gián đoạn, Bộ Y tế cho biết: Vaccine là một trong những biện pháp quan trọng phòng chống bệnh truyền nhiễm. Để bảo vệ hiệu quả sức khỏe cộng đồng, cần duy trì tỷ lệ miễn dịch cao và rộng khắp. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine ở mức cao trong nhiều năm qua. Đây là yếu tố quan trọng để thanh toán loại trừ và khống chế nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Theo Bộ Y tế, phần lớn trẻ em hiện nay tiếp cận với vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Mọi trẻ em đều có quyền được tiêm chủng miễn phí các vaccine trong chương trình. Vì vậy, cha mẹ có thể đưa con đến các điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã, phường để trẻ được tiêm chủng kịp thời.

Trong thời gian dịch COVID-19 tỷ lệ tiêm chủng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, thủ tục cung ứng vaccine tại một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ do các đơn vị y tế công sử dụng ngân sách nhà nước quản lý gặp một số vướng mắc. 

Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung một số văn bản tháo gỡ các vướng mắc, cho phép các đơn vị này chủ động hơn trong việc mua vaccine phục vụ nhu cầu người dân.

Bộ Y tế khuyến cáo cha mẹ cho con đi tiêm chủng theo lịch. Trong trường hợp tiêm chậm muộn, cần được tiêm bù mũi càng sớm càng tốt, không phải tiêm lại từ đầu. Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm bù mũi, tiêm vét các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ngoài các vaccine dịch vụ, phần lớn trẻ em hiện nay tiếp cận với vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Mọi trẻ em đều có quyền được tiêm chủng miễn phí các vaccine trong chương trình. Vì vậy, cha mẹ có thể đưa con đến các điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã, phường để trẻ được tiêm chủng kịp thời.

Các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là những bệnh phổ biến, nguy hiểm. Theo báo cáo của các địa phương, nhiều trẻ mắc sởi, ho gà, viêm não Nhật Bản… trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi. Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm chủng tại các trạm y tế xã, phường.

Nếu trẻ không được tiêm chủng kịp thời, trẻ sẽ không có miễn dịch phòng  bệnh, làm gia tăng nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm đã lưu hành ở nước ta, như sởi, bạch hầu....

Cũng về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết đã đẩy mạnh tăng cường truyền thông về lợi ích tiêm chủng phòng bệnh và sự cần thiết của tiêm chủng để phòng các bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế khuyến cáo người dân đưa con em tham gia tiêm chủng thường xuyên đúng lịch và tiêm vét phù hợp ngay khi đủ điều kiện tiêm chủng; chỉ đạo các địa phương lập kế hoạch và triển khai tiêm ngay khi có vaccine…

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
40% ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30

Chiều 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tổ chức hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm.

40 ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30

TIN MỚI

Return to top