ClockThứ Sáu, 28/10/2022 08:06

Dịch cúm mùa có diễn biến bất thường sau COVID-19

Khi các hoạt động trở lại bình thường sau đợt dịch COVID-19, dịch cúm có cơ hội lây lan mạnh; nhất là đang ở thời điểm giao mùa, là môi trường thuận lợi cho virus cúm hoạt động mạnh.

Khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng chống bệnh cúm mùaNhiễm virus cúm - nguyên nhân và dự phòngCảnh giác với biến chứng cúm mùa ở trẻ

Bệnh nhân mắc cúm nặng nhập viện. Ảnh: TN

Thời gian gần đây, dịch cúm có dấu hiệu gia tăng. Tại các cơ sở y tế, số lượng bệnh nhân nhập viện do mắc bệnh hô hấp, nhất là cúm, tăng đột biến, nhiều ca diễn biến nặng, nhất là ở trẻ em.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho biết: Đã có nhiều đánh giá của các chuyên gia trên giới cho thấy, sau dịch COVID-19, các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khác đã thay đổi. Với dịch cúm mùa, trong giai đoạn dịch COVID-19, người dân sử dụng khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội, nên virus cúm ít có cơ hội bùng phát. Tuy nhiên, đến giai đoạn mở cửa sau dịch, các hoạt động trở lại bình thường, trẻ đến trường học… dịch cúm có cơ hội lây lan mạnh. Đây là lý do khiến ngay từ thời điểm mùa hè, số bệnh nhân mắc cúm đã tăng, nhiều bệnh nhân diễn biến nặng, dẫn đến bất thường.

Trước đó, dịch cúm A cũng được cho là bất thường khi đến sớm hơn mọi năm. Tại Hà Nội, nếu năm ngoái, thời điểm cao điểm của dịch vào khoảng tháng 9, tháng 10 thì năm nay ngay từ tháng 7 đã xuất hiện các ca mắc cúm A, nhiều ca nặng ở cả người lớn và trẻ em phải nhập viện điều trị.

Hay ổ dịch cúm B đang xuất hiện tại tất cả các xã của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt tập trung chủ yếu tại Trường Tiểu học Bằng Lũng (gần 100 trường hợp); đã có 736 trẻ em phải nghỉ học do sốt cao, trong đó có 109 trường hợp phải vào viện điều trị.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bất thường của số ca mắc cúm thời gian qua là do đang ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ thất thường là môi trường thuận lợi cho virus cúm hoạt động mạnh. Bên cạnh đó, cúm là bệnh hô hấp, lây qua giọt bắn, dịch tiết mũi họng, dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp ở nơi đông người. Đặc biệt, học sinh đến trường, thường xuyên tiếp xúc cộng đồng, khiến nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn.

Qua các ca bệnh nhập viện cũng cho thấy sự chủ quan của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm, từ đó dẫn đến lơ là phòng ngừa cúm trong sinh hoạt hàng ngày, không tiêm ngừa định kỳ để củng cố và duy trì lượng kháng thể; dẫn đến có nhiều ca biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp… phải thở máy, có nguy cơ tử vong.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Theo các bác sĩ, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác với các biểu hiện như: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho... Do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm người dân nên đến các cơ sở y tể để được chẩn đoán và điều trị, thay vì tự ý tìm mua những bộ xét nghiệm cúm hay sử dụng Tamiflu để điều trị bệnh.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như:

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

- Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Đặc biệt, khi người dân có triệu chứng như: Số, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Return to top