ClockThứ Sáu, 14/02/2020 11:37

Định hướng đánh giá, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

TTH.VN - Sáng 14/2, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Trung ương Huế) khai giảng lớp tập huấn “Định hướng đánh giá, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ”.

Khai giảng khóa đào tạo về Âm ngữ trị liệu tại Trường đại học Y Dược

Tham gia lớp có khoảng 60 học viên là các bác sĩ, điều dưỡng hoạt động trong lĩnh vực Nhi khoa, sức khỏe tâm trí, các trường chuyên biệt, sư phạm của các địa phương Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Gia Lai.

Trong hai ngày, các học viên nghe giới thiệu tổng quan về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ, các mô hình can thiệp trẻ tự kỷ, các cách thức giao tiếp và hành vi của trẻ tự kỷ, những khó khăn và thuận lợi của cán bộ trực tiếp tham gia hỗ trợ trẻ tự kỷ...

Rối loạn tự kỷ là một khuyết tật phát triển, khởi phát từ khi trẻ còn nhỏ, có đặc trưng bất thường về tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi, sở thích, hoạt động giới hạn, lặp đi lặp lại. Tự kỷ là một rối loạn mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ, hành vi cũng như khả năng học tập, sinh hoạt và khả năng thích ứng của trẻ sau này.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 2/2018, đơn vị Can thiệp âm ngữ trị liệu, (thuộc Trung tâm Nhi), đã được thành lập, hỗ trợ tích cực cho việc khám, chẩn đoán, lên kế hoạch, can thiệp âm ngữ trị liệu cho trẻ phổ tự kỷ, chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, cấu âm, phát âm và giao tiếp…

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vận dụng đánh giá học sinh theo chương trình SEA-PLM

Ngày 12/10, Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Văn phòng UNICEF Việt Nam tổ chức tập huấn vận dụng đánh giá học sinh SEA-PLM năm 2024 cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.

Vận dụng đánh giá học sinh theo chương trình SEA-PLM
Return to top