ClockThứ Tư, 15/05/2019 06:50

Đổi mới quy trình khám chữa bệnh

TTH - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế giờ không còn cảnh người nhà bệnh nhân đứng đợi trước cửa, chờ gọi tên khi được yêu cầu vào chăm sóc người thân.

Dấu ấn mới ở Bệnh viện A LướiBệnh viện Trung ương Huế hướng đến thương hiệu tầm quốc tế100% người dân sẽ có mã số hồ sơ sức khỏe điện tử liên thông khám chữa bệnh bằng BHYT

Bệnh viện và khoa sắp xếp một phòng khá rộng, có ghế ngồi và camera để người nhà bệnh nhân tiện theo dõi tình trạng bệnh nhân. Mọi người chăm chú nhìn lên màn hình. Vẻ mặt bồn chồn lo lắng theo từng chi tiết diễn biến bệnh của bệnh nhân, bà Huyền (phường Thuận Hòa, TP. Huế, người nhà của bệnh nhân Đ. V. T), tỏ vẻ yên tâm vì qua cấp cứu ban đầu bệnh nhân đã ổn định.

Ông Trần Thiện, có con gái đang bị đau bụng, như ngồi trên đống lửa vì tình trạng bệnh của bệnh nhân chưa chuyển biến. Trên màn hình, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trần Quốc Thắng (Trưởng khoa), vẻ mặt khá căng thẳng, đang hội chẩn với đồng nghiệp các khoa khác về trường hợp bệnh nhân (con gái ông Thiện). Ở các giường bệnh khác, các bác sĩ và điều dưỡng đang khẩn trương cấp cứu, khám, tiêm thuốc xử lý bệnh, lấy máu xét nghiệm…

Ông P. T, ở Phú Lộc, đang theo dõi tình trạng bệnh của mẹ ông qua màn hình, bảo: “Nhờ có hệ thống camera, thấy được sự tận tình, khẩn trương của bác sĩ và điều dưỡng lúc cấp cứu bệnh nhân, người nhà bớt lo lắng”.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trần Quốc Thắng cho hay: Tất cả máy móc, dụng cụ y tế, thuốc của khoa luôn đầy đủ trong mọi tình huống (24/24 giờ). Khoa bắt buộc các bác sĩ, nhân viên y tế trước khi tiêm kháng sinh phải giữ đường truyền, để kịp xử lý khi có sự cố, nhờ vậy đã cứu sống nhiều trường hợp sốc phản vệ...

Khoa thực hiện xây dựng hai quy trình báo động đỏ nội viện, báo động đỏ ngoại viện. Báo động đỏ nội viện, có nghĩa là quy trình phối hợp của khoa cấp cứu, khoa hồi sức cấp cứu và các khoa lâm sàng khi có một bệnh nhân bất ngờ trở nặng trong khu vực bệnh viện. Báo động đỏ ngoại viện là quy trình phối hợp hỗ trợ giữa xe cấp cứu 115 hay xe cấp cứu của các bệnh viện tuyến trước phối hợp với khoa cấp cứu và các chuyên khoa sâu của bệnh viện để tranh thủ thời gian vàng cứu sống kịp thời cho bệnh nhân.

Trước khi chuyển con gái về Khoa Nội tiêu hóa, ông Trần Thiện cho hay: Bệnh nhân đến đây chỉ lưu lại vài ba tiếng rồi được chuyển về các chuyên khoa để tiếp tục điều trị. Người nhà và bệnh nhân chưa kịp nhớ tên, nhớ mặt các bác sĩ, điều dưỡng của khoa nhưng ai cũng ghi nhớ sự vất vả, tận tình, hết lòng của họ để cứu sống bệnh nhân.

Đến thăm người thân đang điều trị tại Khoa Nội tổng hợp- Lão bệnh, tôi gặp chị Lan Chi, quê Phong Điền, chăm sóc con trai đang điều trị tại đây. 10 ngày nằm viện, chị Lan Chi chưa lúc nào nghe tiếng nói to của các bác sĩ, điều dưỡng và hộ lý trong lúc làm việc. Họ cần mẫn lặng lẽ chăm sóc bệnh nhân. Bác sĩ thực hiện khám bệnh kỹ lưỡng, giải đáp mọi thắc mắc cho bệnh nhân với thái độ dịu dàng. Trước khi tiêm, phát thuốc cho bệnh nhân, các điều dưỡng đều tạo không khí vui vẻ, sẻ chia nỗi đau cùng người bệnh.

Ông Nguyễn Duy, quê Phú Vang, điều trị bệnh viêm phổi kể: “Khi bệnh đã đỡ, tôi và một số bệnh nhân thỉnh thoảng xuống tầng một hứng gió thay đổi không khí, không thực hiện đúng giờ tiêm thuốc, phát thuốc, nhưng bác sĩ và điều dưỡng nhắc nhở nhẹ nhàng, chưa bao giờ nặng lời. Mỗi lần như vậy chúng tôi biết mình có lỗi và nhanh chóng khắc phục”, ông Duy nói.

Tôi đang nói chuyện với ông Duy thì bác sĩ đến khám bệnh, đọc bảng tên của vị bác sĩ thì biết đây là Trưởng khoa, tiến sĩ, bác sĩ Trần Thừa Nguyên, tôi vội ra khỏi phòng để bác sĩ khám bệnh. Đứng ngoài hanh lang, tôi vẫn nghe rõ tiếng bác sĩ Nguyên trao đổi với bệnh nhân. Ông khám bệnh cẩn thận và hỏi thăm ân cần về tình trạng chuyển biến bệnh, sức khỏe của bệnh nhân, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người bệnh. Tôi thấy rõ sự hài lòng hiện rõ trên khuôn mặt bệnh nhân Duy. Bệnh nhân khoa đa số là cán bộ hưu trí, những cụ tôi hỏi đều bằng lòng với thái độ phục vụ của cán bộ khoa.

Chị Lan Chi kể cho tôi nghe một câu chuyện cảm động. Hôm ấy, chị cùng chị hộ lý khoa đưa con trai đi chụp CT, con chị bị phản ứng thuốc. Nhận được tin, TS, bác sĩ Lê Thừa Nguyên đang bận công việc, cử bác sĩ Nhật còn rất trẻ, đến phối hợp các bác sĩ các khoa liên quan xử lý. Sau khi con trai chị tỉnh táo trở lại, bác sĩ Nhật đẩy xe đưa bệnh nhân trở lại khoa (công việc này vốn của hộ lý). Từ chỗ chụp CT về khoa là một đoạn đường khá dài. Vừa đi, bác sĩ Nhật vừa động viên, chăm sóc với sự sẻ chia đầy thông cảm. Khi con trai chị Lan Chi trở về phòng bệnh nhân, tiến sĩ, bác sĩ Trần Thừa Nguyên cũng đến động viên và dặn dò người nhà cách chăm sóc bệnh nhân ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý...

Những việc làm của Khoa Cấp cứu và Khoa Nội tổng hợp- Lão bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đó chính là y đức của người thầy thuốc!

Đinh Hoàng Xuân Hồng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quy trình làm lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện

Lăng mộ đá không chỉ là nơi an nghỉ vĩnh hằng mà còn thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và gìn giữ giá trị văn hóa tâm linh lâu đời. Tại Đá Tâm Nguyện, quy trình làm lăng mộ đá được thực hiện với sự tận tâm, từ việc chọn nguyên liệu đá chất lượng, thiết kế theo phong thủy, đến chế tác thủ công tinh xảo bởi những nghệ nhân tài hoa.

Quy trình làm lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện
HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

TIN MỚI

Return to top