ClockThứ Bảy, 02/07/2022 14:56

Giảm muối, tăng sức khỏe

TTH - “Mỗi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày để phòng, chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác”. Đó là thông điệp của ngành y tế đối với người dân, nhằm giảm tác hại của ăn thừa muối đối với sức khỏe.

Phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp năm 2022WHO: Cao huyết áp phổ biến hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình

Tư vấn bệnh không lây nhiễm cho người lớn tuổi ở Bệnh viện Trung ương Huế

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp, trong đó chế độ ăn nhiều muối, ăn quá mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia y tế đã chỉ rõ, chế độ ăn mặn làm tích tụ muối và giữ nước trong lòng mạch, dẫn đến tăng huyết áp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh tim mạch. Bệnh tăng huyết áp do ăn mặn tiến triển từ từ trong nhiều năm. Khi cơ thể bị thừa muối, các mạch máu sẽ tích trữ nước ở trong lòng mạch, thể tích dòng máu tăng lên, tạo áp lực đối với thành mạch và làm dày thành mạch, trong thời gian dài sẽ gây hẹp lòng mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

Anh Nguyễn Thành Nh. (Phú Bài, thị xã Hương Thủy) mới chỉ hơn 40 tuổi, nhưng ít nhất đã 3 lần anh được nhân viên y tế xác định có chỉ số huyết áp cao. Khi biết anh Nh. đang cố gắng cải thiện các chỉ số huyết áp của mình bằng cách ăn nhạt hơn, nhưng vẫn ăn chung một chế độ với gia đình, bác sĩ đã lắc đầu. Theo bác sĩ, giải pháp của anh Nh. tưởng có vẻ hợp lý nhưng thật sự không hiệu quả, do các thành viên còn lại trong gia đình không phải ai cũng bị cao huyết áp. Trong khi, với hiện trạng như anh Nh., ngoài việc phải dùng thuốc điều hòa huyết áp hằng ngày, còn phải “ép” bản thân vào khuôn khổ chế độ ăn uống riêng, đảm bảo lượng muối được nạp vào cơ thể được kiểm soát một cách chặt chẽ.   

Ăn mặn hay là ăn thừa muối là một thói quen ăn uống hàng ngày không dễ thay đổi một sớm một chiều của người dân. Truyền thông giảm tiêu thụ muối phòng, chống tăng huyết áp và các bệnh không lây nhiễm khác là một trong những biện pháp quan trọng được ngành y tế triển khai nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe của người dân. Hiện nay, ước tính nước ta có khoảng 20 triệu người lớn bị tăng huyết áp, 1/3 số bệnh nhân tăng huyết áp chưa được phát hiện và khoảng 17 triệu người chưa kiểm soát đựơc huyết áp. Vấn đề đáng ngại là phần lớn trường hợp bị cao huyết áp không điều trị hoặc không tuân thủ chế độ điều điều trị một cách nghiêm ngặt khiến tình trạng huyết áp không được kiểm soát tốt.

Tại Thừa Thiên Huế, hàng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đều phối hợp với các trung tâm y tế tuyến huyện tổ chức các lớp tập huấn khám sàng lọc bệnh tăng huyết áp cho người dân độ tuổi ≥ 40 tuổi và truyền thông giảm ăn muối tại các hộ gia đình. Nhằm phát hiện sớm bệnh cao huyết áp cho người dân và nâng cao nhận thức những hiểu biết cơ bản về bệnh lý này, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở được tập huấn các kiến thức về tăng huyết áp, cách phát hiện bệnh, quản lý, theo dõi bệnh nhân tại cộng đồng.

Nhiều gia đình thường có thêm chén nước mắm, nước chấm hoặc dĩa muối tiêu trên mâm cơm trong mỗi bữa ăn. Do vậy, để dần thay đổi hành vi sử dụng muối hàng ngày, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Mỗi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày để phòng, chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác.

Để có thể giảm dần muối ăn mỗi ngày, mỗi hộ gia đình có thể áp dụng 3 biện pháp chính, gồm: Giảm dần lượng muối và gia vị chứa nhiều muối khi nấu ăn cho đến khi giảm được một nửa lượng muối so với hiện tại. Chấm nhẹ tay khi ăn. Hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị chứa nhiều muối, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Nâng cao chuyên môn về bệnh lý tăng huyết áp

Từ ngày 16 - 18/7, Phân hội Tim mạch Việt Nam, Hội Tim mạch học Việt Nam phối hợp Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức chương trình “Trường hè về tăng huyết áp 2024”.

Nâng cao chuyên môn về bệnh lý tăng huyết áp
Phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp năm 2022

Sáng 15/5, Hội Tim mạch Việt Nam, Phân hội Tăng huyết áp (THA) Việt Nam và Trường đại học (ĐH) Y - Dược, ĐH Huế tổ chức lễ phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp - MMM 2022. Chương trình được tổ chức tại Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế và song song trên nền tảng trực tuyến với sự tham gia của đại diện Tổ chức THA thế giới và lãnh đạo ngành y tế, các hội, đoàn ở nhiều tỉnh thành trong toàn quốc.

Phát động chương trình Tháng 5 đo huyết áp năm 2022

TIN MỚI

Return to top