ClockThứ Năm, 17/01/2019 11:38

Hội Đông y tỉnh tham gia khám từ thiện, cứu trợ nhân đạo 4-5 tỷ đồng/năm

TTH.VN - Sáng 17/1, Hội Đông y tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 10 năm thực hiện chỉ thị 24CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.

Phát huy thế mạnh y học cổ truyềnNâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền

Lãnh đạo Hội Đông y tỉnh đánh giá hoạt động của hội trong thời gian qua

10 năm qua, Hội đông y tỉnh đã không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động. Đến năm 2018, Hội có hơn 500 hội viên, tăng hơn 110 hội viên so với năm 2008. Mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) y học cổ truyền trên địa bàn có 160 cơ sở. Số lượng người tham gia KCB bằng phương pháp y học cổ truyền trên địa bàn ngày càng tăng (năm 2008 chỉ có 40 nghìn lượt khám, đến năm 2018 đã có hơn 161 nghìn lượt). Nhiều cơ sở KCB của hội có số lượng người đến khám, điều trị đông, như Phòng khám đa khoa Nguyễn Quang Hợp, phòng chẩn trị Lương y Ngô Quý Thích bình quân 100 lượt bệnh nhân/ngày; Trung tâm Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa 200-250 lượt/ngày...

Điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền ở TX Hương Trà

Hội đã đẩy mạnh việc sưu tầm, phát hiện, tập hợp và quy hoạch bảo tồn nguồn quỹ gen các cây, con làm thuốc đặc biệt là những cây, con quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn được chú trọng. Việc nghiên cứu, sưu tầm, phát triển các bài thuốc, loài thuốc quý hiếm được hội viên tích cực tham gia. Ngoài ra, Hội quan tâm công tác khám chữa bệnh từ thiện nhân đạo và cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bình quân mỗi năm từ 4-5 tỷ đồng.

Dịp này, Hội đề ra mục tiêu thời gian tới là tập trung đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; tiếp tục củng cố và phát triển hoàn thiện hệ thống tổ chức hội ở 3 cấp, chủ động lồng ghép chương trình của Hội gắn với hoạt động nâng cao chất lượng KCB và làm từ thiện, cứu trợ nhân đạo. Hội phấn đấu phát triển được 80% số phường, xã có chi hội đông y...

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top