ClockThứ Hai, 18/07/2022 09:29

Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn

Luật BHYT sửa đổi được xây dựng trong giai đoạn các văn bản Luật liên quan khác mới được ban hành hoặc đang được sửa đổi như Luật KCB, Luật BHXH, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động… vì vậy, việc xây dựng cần được cân nhắc để bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với pháp luật liên quan

Lách luật, không đóng bảo hiểm xã hội cho lao động thời vụTừ ngày mai (1/12): Hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT sẽ hưởng nhiều chính sách mớiGiải pháp sử dụng và quản lý hiệu quả quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

BHYT là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và nhà nước ta, là cơ chế tài chính công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, vì mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Chính sách BHYT của nước ta phát triển qua nhiều giai đoạn, trong đó sự thay đổi chính sách BHYT quan trọng nhất là việc Quốc hội ban hành Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014. Luật BHYT là căn cứ pháp lý cao nhất trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra tại hội thảo "xây dựng Dự án Luật BHYT sửa đổi" do Bộ Y tế vừa tổ chức tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu hội thảo "xây dựng Dự án Luật BHYT sửa đổi". Ảnh: Trần Minh

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành, sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và nỗ lực của Bộ Y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội, Luật BHYT và các văn bản quy phạm hướng dẫn Luật BHYT đã được tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng.

Số người tham gia BHYT ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 12/ 2021, toàn quốc có trên 88,8 triệu

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng khằng định, chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo.

người tham gia BHYT, đạt tỉ lệ bao phủ 91,01% dân số, vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg, vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 68/2013/QH13; phấn đấu đến hết năm 2022 đạt chỉ tiêu bao phủ 92,6% dân số có thẻ BHYT.

 "Đáng chú ý là trong bối cảnh kinh tế, xã hội chịu ảnh hướng lớn của đại dịch COVID-19  tỷ lệ này vẫn duy trì được chứng tỏ BHYT đã là một nhu cầu của đời sống xã hội, nhận thức về ý nghĩa của việc tham gia BHYT được nâng cao, chất lượng dịch vụ y tế, dịch vụ BHYT đáp ứng sự hài lòng của người tham gia, và nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong đảm bảo an sinh xã hội nói chung và BHYT nói riêng"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói.

Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh. Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, một số vấn đề trọng tâm trong chính sách BHYT liên tục được nghiên cứu, đánh giá và có các giải pháp phù hợp như: phát triển đối tượng tham gia BHYT; quyền lợi của người tham gia BHYT; tổ chức khám chữa bệnh; phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh; quản lý và sử dụng quỹ BHYT và các vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý nhà nước về BHYT.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật BHYT vẫn còn một số tồn tại, bất cập do nội tại các quy định của văn bản Luật và những yếu tố mới phát sinh chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để giải quyết; các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Việc tổ chức thực hiện Luật trên nhiều phương diện còn có một số hạn chế về năng lực, điều kiện cơ sở vật chất, công tác quản lý trong khi nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ ngày một cao và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật y, dược, công nghệ thông tin...

Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại, nhiều thuốc mới, hiệu quả cao, giúp nhiều người vượt qua ốm đau và các căn bệnh hiểm nghèo

Lần sửa đổi này, Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn thông tin, để chuẩn bị cho sửa đổi Luật BHYT, ngay từ cuối năm 2018, Bộ Y tế đã thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự án Luật BHYT sửa đổi, thông qua đánh giá, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và luận giải các vấn đề vướng mắc, xem xét kinh nghiệm trên thế giới về BHYT, thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân xét trên cả 3 phương diện về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, phạm vi dịch vụ được hưởng và mức độ bảo vệ tài chính của người sử dụng dịch vụ y tế.

Thời gian qua Ban soạn thảo, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành cơ quan liên quan đã tiến hành việc nghiên cứu, xây dựng Luật BHYT sửa đổi.

 Tuy nhiên, Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nêu rõ, Luật BHYT được xây dựng trong giai đoạn các văn bản Luật liên quan khác mới được ban hành hoặc đang được sửa đổi như Luật khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật hình sự, Luật Lao động… vì vậy, việc xây dựng cần được cân nhắc để bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan...

Lần sửa đổi Luật này dự kiến sẽ điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn đó là:

Mở rộng đối tượng tham gia

Mở rộng phạm vị quyền lợi có chọn lọc

Đa dạng loại hình cơ sở cung ứng dịch vụ

Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành BHYT, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

Theo SK&ĐS

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng gần 21 nghìn đồng/lít

Đó là thông tin vừa được Liên Bộ Công Thương-Tài chính công bố điều chỉnh giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 7/11.

Giá xăng gần 21 nghìn đồng lít
Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ

Giá xăng dầu trong nước (trừ mazut) tiếp tục giảm nhẹ sau phiên điều hành bắt đầu từ 15h ngày 24/10. Đây là thông tin vừa được Liên bộ Công Thương- Tài chính thông báo.

Giá xăng tiếp tục giảm nhẹ
Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

TIN MỚI

Luật sư Tư vấn pháp luật miễn phí
Return to top