ClockThứ Hai, 08/04/2024 22:17

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

TTH.VN - Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.
HN - Ngọc Huyền
  • HN - Ngọc Huyền

Phẫu thuật dị tật hàm mặt miễn phí cho 80 trẻNhiều đơn vị tham gia hiến máu, hiến tiểu cầu tình nguyệnThủ tướng làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế, khảo sát dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt

Bệnh nhi sau ghép gan tại BVTW Huế hồi phục tốt 

Tham dự có lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, cùng các bệnh viện tham gia lấy, ghép mô tạng từ ca hiến tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh.

Tách gan người chết não ghép cho 2 người

Người hiến tạng ở Quảng Ninh, bị chết não sau tai nạn giao thông, gia đình anh đồng ý hiến tạng cứu người bệnh. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh phối hợp cùng Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cùng Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế triển khai phẫu thuật lấy tạng ngay trong đêm 1/4 với sự tham gia của 120 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tham gia lấy đa tạng.

Sau 4 giờ, nhân viên y tế đã lấy thành công các tạng hiến tặng gồm: Tim, gan (tách gan phải – gan trái), hai quả thận, hai giác mạc. Theo đó, 1 tim, 1 tạng thận, 1 phần gan (gan trái) được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Huế; 1 phần gan (gan phải), 1 tạng thận được điều phối tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2 giác mạc được điều phối tới Bệnh viện Quân đội 108.

Lần đầu tiên, việc lấy tạng được thực hiện tại một bệnh viện tuyến tỉnh; từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là tới Bệnh viện Trung ương Huế. Đến nay, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị. Thành công của ca hiến có hai đặc điểm lớn: Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đầu tiên chưa ghép tạng thực hiện chẩn đoán chết não – hồi sức chết não; lần đầu tiên, chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người (1 trẻ em, 1 người lớn).

Tính tới thời điểm hiện tại, cả nước có 6/26 bệnh viện ghép tạng đã thực hiện chẩn đoán chết não về hiến tặng mô tạng. PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc TTĐPGTQG cho rằng: Hoạt động nói trên là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng mạng lưới hiến/ ghép tạng. Đây là bài học kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện (khoảng 600-700 bệnh viện) nơi điều trị, có các bệnh nhân chết não tiềm năng, chết tim tiềm năng. Từ mô hình của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, có thể chia sẻ những kinh nghiệm cho nhiều đơn vị khác, mở rộng hơn nữa mạng lưới hiến tạng, ghép tạng, trao cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân đang suy tạng.

Hiện, tất cả các tạng được lấy từ người hiến chết não được ghép đều có tiến triển tốt, đã mang lại sự sống cho các bệnh nhân khác. Riêng trường hợp chết não tại Bệnh viện Uông Bí đã hiến tạng cứu sống 5 bệnh nhân và giúp ích cho nhiều người bệnh khác trên toàn quốc. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Đề nghị TTĐPGTQG  và một số vụ, cục liên quan triển khai mô hình mạng lưới bệnh viện hiến trên toàn quốc, với lộ trình phù hợp. Tôi cũng đề nghị các vụ, cục liên quan tham gia xây dựng các chính sách liên quan cho hoạt động tư vấn hiến mô tạng tại các bệnh viện, hoạt động chẩn đoán, hồi sức chết não và thu gom mô tạng, bảo quản, vận chuyển mô tạng”…

 Theo dõi sức khỏe bệnh nhân sau ghép tim tại phòng chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Trung ương Huế

Kỳ tích

Theo phản hồi từ các đơn vị ghép mô/tạng từ người hiến chết não ở Quảng Ninh, các BN sau ghép đang chuyển biến tích cực. Tại BVTW Huế, ngoài ca ghép thận thường quy thì hai bệnh nhân còn lại đều là những trường hợp đặc biệt.

Bệnh nhi được ghép gan có nhiều chuyển biến tốt. Bé N.T.M.N. (TP. Huế) 3 tuổi song chỉ nặng 10kg, xơ gan do teo đường mật bẩm sinh, đã điều trị song không đáp ứng. Hiện, bệnh nhi tỉnh táo, tiếp xúc tốt, môi, da niêm mạc hồng hào, phổi thông khí tốt, tứ chi ấm. Chị Nguyễn T.T.H. mẹ bé N. nói trong nước mắt: “Đến bây giờ em vẫn nghĩ mình đang còn mơ! Trước căn bệnh của cháu, em đã xét nghiệm mọi thứ, sẵn sàng để ghép gan mình cho con. Khi nghe BV báo tin có gan hiến tương thích với cháu, mọi thứ như vỡ òa, đó là một kỳ tích với gia đình em”.

Theo sát con, chị H. nhận thấy biểu hiện đầu tiên sau ghép chính là mắt cháu sáng rõ nhìn linh hoạt, da giảm vàng, bụng không còn căng cứng. Cứ bốn tiếng trẻ đòi ăn một lần và còn đòi ăn thêm. M.N. nghe lời và phối hợp với bác sĩ rất tốt. Bé biểu hiện vui vẻ, hẹn với mẹ khi nào khỏe sẽ đi chơi công viên.

Riêng bệnh nhân P.Q.T. (Thừa Thiên Huế) từng bị suy tim nặng, phân suất tống máu EF chỉ 18%, đã hai lần ngưng tim, sự sống chỉ đếm từng ngày. Sau 6 tiếng chạy đua với thời gian, quả tim đã đập lại trong lồng ngực của chàng trai trẻ. Q. T. là con thứ hai trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ba phụ thợ nề, mẹ làm thuê. Bà La T.B. mẹ của T. kể rằng, để chạy chữa cho con, vợ chồng bà phải vay mượn nhiều nơi và gia đình đã rơi vào cảnh khánh kiệt. T. từng hai lần ngưng tim, trong khi đưa con lên cấp cứu ở Trung tâm Tim mạch, BVTW Huế, ở nhà đã chuẩn bị sẵn chuyện hậu sự. Giờ con có cơ hội sống rồi, chúng tôi cảm ơn gia đình người hiến tạng và các y bác sĩ mang lại cơ hội sống cho cháu, cháu được sinh ra lần thứ hai”.

Theo BSCKII. Đặng Thế Uyên, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng Khoa gây mê hồi sức tim mạch BVTW Huế, các bệnh nhân đã tự sinh hoạt trở lại, hồi phục sớm, các thông số xét nghiệm tốt. Chúng tôi tri ân tấm lòng gia đình người hiến giúp hồi sinh nhiều cuộc đời. Hiện đội ngũ y bác sĩ đang tiếp tục theo dõi sát sao bệnh nhân.

ThS. BS Trần Cẩm Tú, Phó Giám đốc Trung tâm ghép tạng BVTW Huế cho rằng: “Bên cạnh việc xác định chết não, việc vận động hiến mô tạng cũng rất quan trọng. Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp cùng Trung tâm ĐPTQG tổ chức hội nghị Phát triển mạng lưới tư vấn viên và vận động hiến tặng mô tạng tại miền Trung với sự tham gia của 70 lãnh đạo và tư vấn viên của 12 bệnh viện khu vực miền Trung”. “Mới đây, trong buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính rất quan tâm và lưu ý việc phát động hiến mô tạng trong cộng đồng. Chúng tôi sẽ nỗ lực để thay đổi nhận thức của người dân trong lĩnh vực này”, BS Tú nhấn mạnh.

LINH GIANG

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

TIN MỚI

Return to top