ClockThứ Hai, 30/08/2021 12:37

Nam Đông: Sáng tạo các mô hình tự cách ly, giám sát y tế tại nhà

TTH.VN - Là địa phương đã có 2 ca nhiễm COVID-19 trong thời gian giám sát y tế tại nhà, Nam Đông đã đồng loạt triển khai nhiều biện pháp giám sát, hạn chế nguy cơ lây nhiễm đối với những công dân đã hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương.

Thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ theo 15 tại xã Thượng LongNam Đông: Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trên phạm vi toàn xã Thượng Long

Người dân thôn K4 (xã Hương Phú) tiếp tế lương lực, thực phẩm cho những người tự cách ly trong thời gian giám sát y tế tại nhà

Trở về Thừa Thiên Huế từ TP. Hồ Chí Minh vào đầu tháng 8, sau khi hoàn thành cách ly tập trung, anh Nguyễn Hoàng Minh (thôn K4, xã Hương Phú) tiếp tục tự cách ly 14 ngày trong thời gian giám sát y tế tại địa phương để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh cho người thân và bà con lối xóm.

Anh Minh chia sẻ, hiện bản thân cùng một người quen chung phòng cách ly đã dùng một căn nhà không sử dụng làm nơi tự cách ly. Đồ ăn và nhu yếu phẩm được gia đình tiếp tế trước cổng mỗi ngày để tránh tiếp xúc.

Thời gian qua, nhiều người dân thôn K4 sau khi hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương, cũng đã chọn hình thức tự cách ly tập trung như anh Minh, để đảm bảo dịch bệnh không lây lan. Những nhóm người ở chung phòng cách ly sẽ được bố trí sinh hoạt tập trung tại những công trình Nhà nước hoặc nhà dân không sử dụng. Mọi lương thực, nhu yếu phẩm hằng ngày sẽ được người nhà tiếp tế và chính quyền địa phương hỗ trợ.

Ông Trương Minh Hào, Trưởng thôn K4, xã Hương Phú cho biết, vào lúc cao điểm toàn xã có hơn 40 người hoàn thành cách ly tập trung và trở về địa phương để tiếp tục giám sát y tế tại nhà. Hình thức tự cách ly tập trung trên giúp cuộc sống các gia đình không bị xáo trộn, được mọi người đồng tình cao, tự nguyện thực hiện và tránh được những tình huống đáng tiếc xảy ra.

“Không ít trường hợp đã nhường nhà ở cho con em trở về địa phương để thực hiện cách ly, thể hiện tinh thần chung tay cùng cộng đồng phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, tổ phòng chống dịch cộng đồng cũng phát huy tối đa vai trò kiểm tra, giám sát và sẵn sàng hỗ trợ lương thực, thực phẩm khi cần thiết”, ông Hào chia sẻ.

Việc hỗ trợ và tiếp nhận thực phẩm được thực hiện theo đúng nguyên tắc phòng chống dịch, tránh tiếp xúc trực tiếp

Không riêng xã Hương Phú, việc hỗ trợ công dân tiếp tục tự cách ly trong thời gian giám sát y tế tại nhà cũng được nhân rộng tại nhiều địa phương như: thị trấn Khe Tre, xã Hương Lộc, xã Hương Xuân. Tùy vào điều kiện thực tế mà nỗi nơi có những cách làm riêng, phát huy tối đa hiệu quả của cộng đồng trên tinh thần tự nguyện, tự giác, đồng lòng của những người xa quê trở về địa phương và gia đình.

Ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông thông tin, hiện địa phương có hơn 510 công dân đã hoàn thành cách ly tập trung và đang trong quá trình thực hiện giám sát y tế tại nhà. Những mô hình hỗ trợ tiếp tục tự cách ly giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người dân xung quanh.

Đối với những cụm dân cư thực hiện phong tỏa theo Chỉ thị 16 và các thôn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Nam Đông cũng nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Thực hiện giám sát và trực chốt kiểm soát 24/24h để kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm.

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho người dân trong vùng phong tỏa, Nam Đông đã chỉ đạo lực lượng ứng trực tại chốt sẵn sàng mua giúp hàng hóa và huy động các tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn, không để ai thiếu đói.

Với các diện tích canh tác và khu vực chăn nuôi của người dân khu vực đang bị phong tỏa, chính quyền xã đã thành lập tổ hỗ trợ với sự tham gia của lực lượng phụ nữ, thanh niên… sẵn sàng giúp đỡ chăm sóc gia súc và thu hoạch lúa, hoa màu.

“Thời gian tới, các tổ phòng, chống dịch cộng đồng tại địa phương sẽ tiếp tục phát huy vai trò lực lượng tại chỗ trong công tác ngăn ngừa dịch bệnh. Trong đó, chú trọng nhân rộng mô hình tiếp tục cách ly trong thời gian giám sát y tế tại nhà với sự vào cuộc hỗ trợ của chính quyền xã, huyện và các lực lượng chức năng”, ông Dương Thanh Phước cho biết thêm.

Minh Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến

Quảng Điền là vùng thấp trũng, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. Để giảm thiểu những thiệt hại do bão lũ gây ra, liên tục những ngày qua, lãnh đạo huyện và các phòng, ban chuyên môn đã trực tiếp về tận cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top