ClockThứ Tư, 03/11/2021 14:12

Những cuộc điện thoại tư vấn cho F0

TTH - Thời điểm hơn 10.000 ca bệnh F0 cần điều trị mỗi ngày tại TP. Hồ Chí Minh, bài toán quản lý và đồng hành cùng người bệnh là không hề dễ dàng. Đó cũng là lý do, cuối tháng 7/2021, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành đã được hình thành nhanh chóng với 10.000 bác sĩ và tình nguyện viên trên mọi miền đất nước.

Tầm soát diện rộng nhằm sớm tách F0 ra khỏi cộng đồngThêm 31 ca F0, trong đó có 4 ca giám sát y tế tại nhà

40 ngày vừa qua là khoảng thời gian “không thể nào quên” đối với tôi, một sinh viên năm cuối Trường đại học Y - Dược Huế khi trở thành 1 trong 10.000 tình nguyện viên (TNV) của Mạng lưới thầy thuốc đồng hành. Không tham gia điều trị trực tiếp cho bệnh nhân, nhiệm vụ được trao cho chúng tôi là tư vấn cho bệnh nhân F0 nhẹ trực tuyến qua tổng đài, khu vực 786 – TP. Hồ Chí Minh.

Cuộc gọi đầu tiên là lúc 20h. Trở ngại cũng lập tức xuất hiện, khi bất đồng ngôn ngữ, khi tôi chưa quen giọng Sài Gòn còn bệnh nhân thì không nghe rõ giọng miền Trung. Sau nhiều bối rối, 23h đêm hôm ấy, tôi quyết định gọi điện cho những người bạn để hỏi kinh nghiệm gọi cho bệnh nhân. Khi đã quá nửa đêm, khi các bạn cùng phòng trọ đã ngon giấc, tôi vẫn còn luyện giọng, bỏ thói quen dùng từ địa phương “mô, tê, răng, rứa” kèm ngữ điệu lên bổng, xuống trầm...

Đỉnh điểm, có lúc, số bệnh nhân chờ tư vấn trên hệ thống lên tới 45 người. Hoảng sợ, lo lắng, làm sao mình có thể gọi hết số này, có cách nào vẫn đảm bảo thời gian cho phép và bệnh nhân vẫn an tâm. Thế là lên lịch, ưu tiên bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh nền. Có bệnh nhân chỉ gọi 1 ngày/lần, có người phải gọi hỏi thăm sức khỏe 2-3 ngày/lần. Vui nhất là khi nhấc máy, bệnh nhân nói: “Bác sĩ à, hôm nay tôi khỏe rồi”. Hay những chia sẻ: “Cảm ơn cháu nha, ngày nào cũng gọi cho bác”... Những chia sẻ nhỏ ấy từ bệnh nhân khiến một ngày trở nên trọn vẹn.

Hệ thống cập nhật mỗi ngày đều báo có bệnh nhân mới. Hôm ấy, tôi nhận được một cuộc gọi, không phải giọng Sài Gòn. Định hỏi, anh là người Nghệ An hay Hà Tĩnh phải không ạ? Thì bên kia, bệnh nhân đã mừng rỡ: “Em cũng là người miền Trung hả”. Không chỉ là hỏi thăm bệnh, qua cuộc gọi, bệnh nhân cho biết anh là người Quảng Trị vào đây làm ăn, 3 tháng rồi thất nghiệp, hiện đang tự điều trị tại nhà. Dù không hề quen biết, nhưng chỉ nghe giọng miền Trung thôi cũng cảm giác như người nhà. Cuộc gọi bởi vậy kéo dài hơn 5 phút, dù ngắn nhưng có lẽ bệnh nhân đã cảm nhận được rằng, trong lúc khó khăn ở tâm dịch, họ luôn được đồng hành, sẻ chia.

Qua những cuộc gọi, đội ngũ y tế cũng biết rằng, bệnh nhân F0 khổ đủ bề, trong số đó có nhiều người đang sống ở phòng trọ một mình dù đã có tuổi, lương thực trong nhà thì chờ chính quyền, các tổ chức từ thiện hỗ trợ. Có những bệnh nhân, khi tư vấn mua thuốc và hướng dẫn địa chỉ nhưng có lẽ khó khăn quá về kinh tế hoặc khó đi lại, họ đã không thể mua.

Nhiệm vụ của một TNV của Mạng lưới thầy thuốc đồng hành tư vấn trực tuyến là xác định mức độ bệnh theo 5 cấp độ. Quá trình đánh giá, nếu bệnh nhân chuyển biến nặng thì cần phải chuyển thông tin gấp cho bác sĩ. Hệ thống làm việc online luôn kết nối chặt chẽ với “hệ thống mặt đất” - cụ thể là nhân viên y tế địa phương. Nhưng không phải ai cũng qua khỏi sau khi được chuyển tuyến và đón nhận niềm vui. Tôi vẫn chưa thể quên khi đánh giá triệu chứng, chuyển một bệnh nhân nặng cho bác sĩ quản lý. Chỉ kịp dặn, bác sĩ hãy liên lạc với bệnh nhân liền liền giúp em. Nhưng đêm đó, bác sĩ quản lý báo, bệnh nhân đã không qua khỏi dù đã nhận được sự hỗ trợ từ y tế địa phương. Hôm ấy không như mọi ngày, một sinh viên y khoa lần đầu chứng kiến bệnh nhân ra đi trong danh sách mà mình chăm sóc, đó là nỗi buồn rất lớn.

Cùng niềm vui và nỗi buồn, 40 ngày được làm việc cùng Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với tôi thật ý nghĩa. Biết bao cảm xúc, kỷ niệm về đồng nghiệp, đồng bào cùng chung tình yêu trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã đùm bọc lẫn nhau.

Trần Thị Tuyến

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết, đến nay đã điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho 118 ca (110 nam, 8 nữ). Trong số này có 99 đồng tính nam (MSM), 12 bạn tình bị nhiễm, 5 người nghiện ma túy, 2 khách hàng thuộc đối tượng khác.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Không thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ điện thoại 4G?

Sau khi Thừa Thiên Huế online có thông tin “Hơn 3.700 thuê bao 2G được tặng điện thoại” (ngày 23/9), một số độc giả gửi thắc mắc đến Báo Thừa Thiên Huế với nội dung “không phải hộ nghèo có được nhận hỗ trợ thiết bị 4G của nhà mạng”.

Không thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ điện thoại 4G
Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

Ngày 27/9, Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn” (gọi tắt là Hướng dẫn). Tham dự có lãnh đạo Cục Dân số, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh viện đa khoa 19 tỉnh, thành phố…

Góp ý dự thảo “Hướng dẫn chuyên môn về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top