ClockThứ Hai, 28/10/2024 14:18

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

TTH.VN - Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi tuyến nước bọt mang tai có hỗ trợ laserĐơn vị đầu tiên toàn tỉnh ứng dụng AI vào khám, chữa bệnh

 TS. BS. Nguyễn Hồng Lợi, chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện trước Hội đồng nghiệm thu

Đề tài được giao nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học sỏi tuyến nước bọt mang tai; đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý sỏi tuyến nước bọt tuyến mang tai dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng và hình ảnh học (siêu âm, CT Scan). Về tiêu chuẩn lâm sàng: Sưng đau tái phát nhiều đợt vùng tuyến nước bọt mang tai liên quan đến bữa ăn; Viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi điều trị nội khoa thất bại. Tiêu chuẩn hình ảnh học bằng siêu âm: Các dải tăng âm mạnh hoặc các điểm có bóng cản âm xa. Trong trường hợp có triệu chứng tắc ống, các ống bị giãn đó có thể nhìn thấy rõ. Bằng CT Scan: Cấu trúc sỏi cản quang ở vị trí tuyến nước bọt. Trong trường hợp có triệu chứng tắc ống, các ống bị giãn có thể nhìn thấy rõ.

Nhóm thực hiện đã đưa ra kết luận về đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học sỏi tuyến nước bọt mang tai. Theo đó, tuổi trung bình là 50,3 ± 15,7 tuổi, trong đó 56,7% là nam giới. Triệu chứng sưng, đau vùng tuyến nước bọt liên quan đến bữa ăn (>90%). Kết quả chẩn đoán bằng siêu âm, CT Scan và nội soi cho thấy sỏi xuất hiện ở nhiều vị trí trong ống tuyến và nhu mô tuyến, kích thước dao động từ 3mm đến 18mm. Sỏi có cấu trúc không đều, và có tính di động (50%).

Kết quả điều trị cho thấy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện thành công trên toàn bộ 30 bệnh nhân, đạt tỷ lệ thành công chung là 93,3%. Loại bỏ sỏi một cách triệt để, giảm thiểu biến chứng như sẹo hẹp lỗ mở nhú tuyến (3,3%). Một số yếu tố liên quan không ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Sau hơn 2 năm thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu hoàn thành các sản phẩm theo đặt hàng, gồm: Một quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi và 1 quy trình theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi điều trị sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium; 1 sổ tay lâm sàng hướng dẫn quy trình phẫu thuật nội soi điều trị sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium; 1 báo cáo khoa học tổng kết; 1 báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài.

Nhóm thực hiện đề tài cũng kiến nghị cần được đào tạo, trang cấp thiết bị ứng dụng rộng rãi kỹ thuật phẫu thuật nội soi bằng laser YAG Holmium tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, trung ương. Đồng thời, nên đưa quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium vào danh mục kỹ thuật ban hành của Bộ Y tế.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

TIN MỚI

Return to top