ClockChủ Nhật, 21/02/2021 07:38

Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng

Bản tin 6h ngày 21/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước. Gần 83% bệnh nhân COVID-19 đợt này không có biểu hiện lâm sàng.

Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơnKhông để người dân từ vùng dịch vào địa bàn mà không được kiểm soátBộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIPPhòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vuiLấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trúXử phạt nghiêm các trường hợp cố tình khai gian dối để được xét nghiệm COVID-19Sáng 20/2, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, 163 bệnh nhân đã âm tính

Tính từ 18h ngày 20/02 đến 6h ngày 21/02: tạm thời không ghi nhận thêm ca mắc mới. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại nước ta vẫn là 2.368 ca, trong đó có 1.469 ca lây nhiễm trong nước.

Từ 27/1 đến nay, đã có 13 tỉnh, thành phố có ca bệnh COVID-19. Trong đó, Hải Dương có 596 ca, Quảng Ninh (60), Gia Lai (27), Hà Nội (35), Bắc Ninh (5), Bắc Giang (2), TP HCM (36), Hoà Bình (2), Hà Giang (1), Điện Biên (3), Bình Dương (6), Hải Phòng (1), Hưng Yên (2).

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong ngày 20/2, Hải Dương trong ngày đã lấy 26.689 mẫu (trong khu phong toả, công nhân trong các nhà máy, người về từ H. Cẩm Giàng, giám sát các trường hợp sốt, ho trong cộng đồng; khám sàng lọc trong cơ sở khám chữa bệnh.

Kết quả xét nghiệm có 17.190 mẫu Âm TÍNH, còn lại đang chờ kết quả.

Hà Nội đã qua 5 ngày không ghi nhận ca mới. Hà Nội đã rà soát 46.313 người về từ Hải Dương, đã lấy 37.313 mẫu xét nghiệm.

Kết quả có 17.500 mẫu ÂM TÍNH, còn lại đang chờ.

Hà Nội cũng đã rà soát,  xét nghiệm 17.461 người sinh sống tại các khu vực ổ dịch, khoanh vùng. Kết quả xét nghiệm tất cả đều Âm TÍNH.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 123.942, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 591

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 13.132

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 110.219.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.627 bệnh nhân COVID-19.

Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 69 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 39 ca, số ca âm tính lần 3 là 55 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, 82,5% không có biểu hiện lâm sàng; số biểu hiện lâm sàng nhẹ chiếm 14,7% và hiện còn 19 trường hợp nặng, tiên lượng nặng, nguy kịch. Trong đó, BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay, bệnh nhân đã được chỉ định ECMO (tim phổi ngoài màng cơ thể) từ nhiều ngày nay.

Ngoài ra, có thêm 2 bệnh nhân nặng khác đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 và BV dã chiến số 2 của Hải Dương. Hiện bệnh nhân tại BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2 đã can thiệp ECMO, bệnh nhân còn lại ở BV dã chiến số 2 của Hải Dương đang thở máy xâm nhập.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục tăng nhân lực hỗ trợ, chỉ đạo các địa phương, cơ sở y tế thực hiện tốt công tác điều trị cho người mắc bệnh. Hiện các cơ sở điều trị vẫn tiếp tục thực hiện tốt. Các y bác sĩ luôn nỗ lực, cố gắng để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Theo suckhoedoisong.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

Một nghiên cứu của Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, những người nhiễm HIV có thể an toàn nhận thận hiến tặng từ những người hiến tạng nhiễm HIV đã chết. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi để được ghép tạng trên diện rộng, bất kể tình trạng HIV của bệnh nhân.

Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn
Return to top