ClockThứ Sáu, 22/09/2017 10:42

Trạm Y tế xã A Ngo: Đủ điều kiện để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân

TTH - Trạm có 2 bác sĩ. BSCK I Lê Minh Nương, Trưởng trạm Y tế và bác sĩ đa khoa Hồ Nguyên Long. Nhờ có đội ngũ y tế đầy đủ nên số lượng bệnh nhân đến thăm khám tại trạm luôn ở mức cao.

Đội ngũ nhân viên Trạm y tế A Ngo sẵn sàng phục vụ bệnh nhân

Trạm Y tế xã A Ngo được thiết kế hai tầng, các khoa, phòng khám bệnh được bố trí hợp lý từ khâu tiếp nhận bệnh nhân đến khâu khám - chữa bệnh ban đầu. Khu vệ sinh cũng rất tươm tất, sạch sẽ. Vườn thuốc Nam của trạm phong phú, có nhiều loại cây thuốc quý để phổ biến cho nhân dân. Hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ khám - chữa bệnh được trang cấp khá đầy đủ, trạm có máy siêu âm, máy đo điện tim, máy xét nghiệm sinh hóa nước tiểu, máy xét nghiệm đường máu, máy chạy khí dung, máy điện châm.

Trước đây trạm chỉ có vài phòng làm việc trong ngôi nhà cũ đã xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn. Năm 2012, từ nguồn vốn của tỉnh kết hợp với dự án của các tổ chức phi chính phủ, Trạm Y tế xã A Ngo xây dựng mới với quy mô 2 tầng, 13 phòng chính để triển khai các công tác chuyên môn. Bệnh nhân Hồ Nghếch, ở A Ngo cho biết: “Mình già cả rồi, hay đau ốm, mỗi lần như vậy ra đến trạm y tế là thấy yên tâm.”.

Trạm có 2 bác sĩ. BSCK I Lê Minh Nương, Trưởng trạm Y tế và bác sĩ đa khoa Hồ Nguyên Long. Nhờ có đội ngũ y tế đầy đủ nên số lượng bệnh nhân đến thăm khám tại trạm luôn ở mức cao.

Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 11.000 lượt bệnh nhân đến khám - chữa bệnh, trong đó chỉ có 73 bệnh nhân chuyển tuyến. Điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ y tế nơi đây trong công tác khám - chữa bệnh cho người dân. Một phương pháp điều trị hiện đang được bà con tín nhiệm là điều trị bằng học cổ truyền. Bệnh nhân Hồ Min cho biết: “Tôi hay đau lưng, đi uống thuốc nhiều nơi không khỏi nay ra đây nhờ bác sĩ châm cứu mà đỡ hơn nhiều. Bác sĩ ở đây thật giỏi”.

BS.CKI Lê Minh Nương cho hay: “Xã chúng tôi chủ yếu là bà con dân tộc Tà Ôi, đời sống vật chất của người dân còn khó khăn, môi trường sống vẫn chưa được đảm bảo, vì vậy, ngoài chức năng khám - chữa bệnh cho bà con, chúng tôi còn phối hợp với các ban, ngành của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng gia đình sức khỏe, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề hôn nhân và gia đình, vấn đề tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, truyền thông về vệ sinh môi trường sống… Đến nay, chuyển biến nhận thức của bà con đã thấy rõ, tình hình bệnh tật cũng giảm đi rất nhiều. ”.

Bài, ảnh: Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top