ClockThứ Bảy, 12/09/2020 16:40

Triển khai quy định mới về đầu thầu trang thiết bị y tế

Ngày 12/9/2020, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 14/2020/TT-BYT về đấu thầu trang thiết bị y tế. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại biểu đại diện tại điểm cầu 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố.

Từ 15/10, bán mỹ phẩm giả có thể bị phạt đến 100 triệu đồngThừa Thiên Huế “chia lửa” với thành phố Đà Nẵng trong phòng, chống dịch COVID-19Lo sợ làn sóng COVID-19 thứ hai, châu Âu tích cực chuẩn bị lực lượng y tếHỗ trợ trang thiết bị y tế cho 3 tỉnh nước bạn Lào phòng, chống dịch COVID-19Chuẩn bị điều kiện an toàn đón sinh viên đi học trở lại

Ngày 12/9/2020, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 14/2020/TT-BYT về đấu thầu trang thiết bị y tế

Tại đầu cầu Bộ Y tế với sự tham dự của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hội thiết bị y tế Việt Nam, các Hiệp hội Eurocham, US-ASEAN, Amcham, ApacMed, Advamed và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế có liên quan.

Hội nghị được tổ chức nhằm đôn đốc triển khai thực hiện một số quy định mới về đầu thầu trang thiết bị y tế tại Thông tư số 14/2020/TT-BYT và hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho các đơn vị khi thực hiện triển khai áp dụng Thông tư.

Phát biểu tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) Nguyễn Minh Tuấn, đề nghị các vị đại biểu đại diện các cơ quan quản lý, các cơ sở y tế và các doanh nghiệp sẽ cùng nhau trao đổi đóng góp ý kiến để thống nhất trong triển khai áp dụng Thông tư. Qua đó giúp Bộ Y tế ghi nhận, đánh giá và hoàn thiện khung pháp lý trong công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế với mục tiêu đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng để phục vụ yêu cầu chuyên môn của công tác khám chữa bệnh và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành y tế.

Thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập, Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020.

Hiện nay, các quy định về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế được thực hiện theo các quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan về đấu thầu và các hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC về mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai công tác đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế còn một số khó khăn, bất cập vì mặt hàng trang thiết bị y tế là mặt hàng đặc thù nhưng đang quy định đầu thầu như hàng hóa thông thường nên các nội dung này đã được bổ sung quy định và điều chỉnh tại Thông tư 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế.

Đó là việc phân nhóm đối trang thiết bị y tế và việc dự thầu vào các nhóm của gói thầu để các cơ sở y tế có thể thêm cơ sở lựa chọn trang thiết bị y tế phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của đơn vị; điều kiện của trang thiết bị y tế tham dự thầu, đặc biệt là trách nhiệm của các nhà cung cấp liên quan đến công tác bảo hành, bảo trì và cung cấp phụ kiện, vật tư thay thế; quy định minh bạch mẫu xây dựng cấu hình, tính năng kỹ thuật và các yêu cầu về các yêu cầu về tính pháp lý đối với trang thiết bị y tế khi tham dự thầu; việc công khai, minh bạch kết quả lựa chọn nhà thầu. Trên cơ sở đó, các đơn vị có thể tham khảo về giá trúng thầu được công bố để lập dự toán giá gói thầu và đồng bộ với việc tham khảo giá trên Cổng thông tin công khai giá trang thiết bị y tế để có thêm kênh tra cứu, tham khảo khi lập kế hoạch mua sắm, lựa chọn được trang thiết bị y tế có chất lượng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và có giá thành phù hợp.

Ngoài ra, trang thiết bị y tế là loại hàng hóa đặc thù, việc mua sắm tại các cơ sở y tế cần tăng cường vai trò tham mưu của Phòng vật tư thiết bị y tế hoặc bộ phận quản lý trang thiết bị y tế và Hội đồng khoa học tại cơ sở cũng như  trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở y tế…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

TIN MỚI

đèn tiểu phẫu nào được cấp phép lưu hành của Bộ Y Tế? Kiểm định trang thiết bị y tế
Return to top