ClockThứ Sáu, 24/03/2023 06:15

“Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”

Lãnh đạo các nước cam kết hàng tỷ USD để chống lại bệnh AIDS, lao và sốt rétChia sẻ rủi ro với người lao độngCuộc chiến chống bệnh AIDS, lao và sốt rét đã phục hồi sau COVID, nhưng vẫn chưa đủ

leftcenterrightdel
Bác sĩ kiểm tra tình trạng phổi của bệnh nhân qua phim 

Điểm nổi bật của Ngày Thế giới phòng, chống bệnh lao năm nay là việc kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh tiến độ chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về bệnh lao năm 2023. WHO cũng kêu gọi các đối tác thành viên hành động, đẩy nhanh việc triển khai các phác đồ điều trị ngắn hơn bằng đường uống cho bệnh lao kháng thuốc.

Ngày 24/3/1882, TS. Robert Koch - bác sĩ và là nhà sinh vật học người Đức, tuyên bố đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh lao, mở đường cho việc chẩn đoán và chữa trị căn bệnh này. Kể từ đó, hàng năm thế giới lấy 24/3 để kỷ niệm ngày phòng chống lao, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về những hậu quả tàn khốc đối với sức khỏe, xã hội và kinh tế của bệnh lao, đồng thời tăng cường nỗ lực chấm dứt dịch lao toàn cầu.

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính là người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

Theo WHO, năm 2022, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, cũng đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. WHO cũng có báo cáo đáng lo ngại khi ước tính mỗi năm, Việt Nam có khoảng 169.000 ca bệnh lao mới mắc, 8.900 trường hợp kháng đa thuốc và khoảng 14.200 ca tử vong.

Tại Thừa Thiên Huế, hoạt động phòng, chống lao được lồng ghép vào hệ thống y tế chung với mạng lưới phòng, chống lao hiện đã bao phủ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, từ tuyến y tế Trung ương về đến 100% trạm y tế cấp xã. Theo số liệu của Bệnh viện Phổi tỉnh, tình hình mắc bệnh lao ở Thừa Thiên Huế vẫn ở mức trung bình cao. Trong giai đoạn 2015 - 2020, bình quân mỗi năm Chương trình phòng, chống lao tỉnh đã phát hiện trên dưới 1.200 bệnh nhân lao các thể. Riêng trong năm 2022, qua khám sàng lọc phát hiện chủ động bệnh lao trong cộng đồng và phát hiện tích cực bệnh lao tại các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh, Bệnh viện Phổi tỉnh đã ghi nhận, phát hiện thêm 1.220 bệnh nhân lao các thể, tăng 32,2% so với năm trước; trong số này, chỉ có 25 bệnh nhân lao kháng đa thuốc (giảm 7,4% so với năm 2021). Hiện nay, 100% bệnh nhân lao của tỉnh được phát hiện đều quản lý điều trị theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tỷ lệ điều trị thành công lao nhạy cảm đạt cao 98%, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao kháng thuốc đạt 80%.

Theo bác sĩ Phạm Hữu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phổi Thừa Thiên Huế, thực hiện chương trình, kế hoạch phòng, chống lao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, tiến đến chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam năm 2030, công tác phòng, chống lao của tỉnh nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Bệnh viện Trung ương Huế, Sở Y tế và Chương trình Chống lao Quốc gia. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch COVID-19 nên trong năm 2023 và các năm tiếp theo, Chương trình phòng, chống lao của tỉnh cần được hỗ trợ, đầu tư rất nhiều nguồn lực để đảm bảo tất cả người bệnh lao được khám, phát hiện và điều trị, ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là phát hiện chủ động bệnh lao trong cộng đồng, phát hiện tích cực bệnh lao tại các cơ sở y tế, kết hợp với phát hiện thường quy (phát hiện thụ động), đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác để kịp thời phát hiện sớm người bệnh mắc lao và ngăn chặng nguồn lây.

 Theo khuyến cáo của ngành y tế, các biện pháp phòng, chống bệnh lao là: Tiêm vắc- xin cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là trong vòng tháng đầu tiên sau sinh; phát hiện sớm, điều trị kịp thời và triệt để cho người mắc bệnh lao. Người bệnh phải đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc đờm bừa bãi; luôn vệ sinh môi trường sống, tạo điều kiện để không khí được lưu thông. Tất cả những người đang mắc bệnh lao cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị 3Đ: Đúng, Đủ, Đều (thuốc chữa lao được cấp miễn phí. Người dân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, hoặc chữa thuốc Nam hay chữa trị tại phòng khám tư).

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top