ClockThứ Sáu, 04/09/2020 14:54

Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (Clostridium Botulinum)

TTH.VN - Theo thông báo của Cục an toàn thực phẩm, từ 13/7 đến nay, đã có 10 người được xác định bị ngộ độc do thực phẩm nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.

Cảnh báo khẩn liên quan đến Pate Minh ChayTờ báo cách mạng đặc biệtGiúp nạn nhân chất độc da cam thoát nghèoCẩn trọng ngộ độc thức ăn ngày nóngLo ngộ độc thực phẩm và gian lận thương mại cuối năm

Ảnh minh họa

Tổng cộng đã có 9 ca bệnh phải điều trị tại các bệnh viện, trong đó, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 2 ca, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) 5 ca và Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM 2 ca.

Kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm của các lô khác nhau đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Đây là một loại ngộ độc thực phẩm hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm nên mọi người cần cảnh giác.

Vậy, chúng ta nên biết những gì về căn bệnh này và tác nhân gây ra bệnh. Nói cụ thể là vi khuẩn này có trong đất, nhưng không tìm thấy trong phân người. Bệnh ngộ độc thịt xảy ra khi dùng thức ăn dự trữ, chủ yếu các loại thực phẩm đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum hoặc bào tử của chúng.

Tính chất sinh vật học của vi khuẩn

Hình thể: Vi khuẩn hình trục dài 4-6mm, rộng 0,9-1,2mm, có lông, sinh nha bào, nhuộm gram bắt màu gram.

Nuôi cấy: Vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, phát triển thích hợp 26-280C. Trong môi trường lỏng kỵ khí vi khuẩn mọc mạnh, đầu tiên làm đục môi trường, để lâu lắng cặn và môi trường trở nên trong suốt. Trong môi trường đặc khuẩn lạc nhỏ, vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch.

Độc tố: Vi khuẩn sản xuất ngoại độc tố khi phát triển trong môi trường nuôi cấy kỵ khí hoặc trong thực phẩm có điều kiện kỵ khí. Khả năng sinh độc tố tương đối cố định ở typ A, B, ở các typ khác khả năng sinh độc tố thay đổi. Độc tố của Clostridium botulinum bản chất là protein, có ái lực với tổ chức thần kinh, chúng tác động lên các tiếp giáp thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline từ các đầu tận cùng của các dây thần kinh vận động hệ Cholinergic.

Khả năng gây bệnh

Bệnh xảy ra do ăn các thực phẩm dự trữ đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum hoặc bào tử của chúng. Vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi và sản xuất độc tố. Khi ăn thực phẩm này vào dạ dày ruột, độc tố không bị phá hủy được hấp thụ nhanh vào máu và đến tổ chức của cơ thể.

Các triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố lên tổ chức này, chúng tác động lên các tiếp nối thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline ở các đầu tận cùng hệ thần kinh vận động cholinergic.

Bệnh xuất hiện nhanh 6- 48 giờ sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc. Các triệu chứng gồm, đau bụng, nôn mửa, nhức đầu choáng váng, nhìn đôi, nói khàn đến mất tiếng, liệt cơ, rối loạn nhịp thở, trường hợp nặng có thể tử vong.

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn đoán phòng thí nghiệm ít có giá trị. Ở phòng thí nghiệm có thể tiến hành phản ứng trung hòa trên chuột.

Phòng bệnh và điều trị

Phòng bệnh: Chủ yếu là loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm độc, nấu kỹ thức ăn.

Điều trị: Dùng kháng độc tố hỗn hợp từ nhiều typ.

PGS.TS. Trần Đình Bình

Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm

Khu vực châu Âu vừa chứng kiến số lượng gia tăng các ca nhiễm chủng siêu vi khuẩn hypervirulent Klebsiella pneumoniae (hvKp) kháng kháng sinh, được dự báo sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong gia tăng, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết trong một báo cáo.

ECDC cảnh báo tăng đột biến số ca nhiễm chủng vi khuẩn nguy hiểm
Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum

Mới đây, tại Quảng Nam đã xảy ra vụ ngộ độc do ăn cá chép muối ủ chua. Các trường hợp ngộ độc đều rất nặng do loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum gây ra, phải nhờ chi viện của BV Chợ Rẫy và BV Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Vậy vi khuẩn Clostridium botulinum là gì?

Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum
Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng

Sáng 24/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu kết quả đề tài KHCN cấp cơ sở "Phân lập chủng xạ khuẩn đặc hiệu làm chế phẩm sinh học để hạn chế bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm thẻ chân trắng tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện và được Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ.

Phân lập chủng xạ khuẩn làm chế phẩm sinh học trị bệnh trên tôm thẻ chân trắng
Return to top