ClockThứ Sáu, 04/06/2021 06:03

Xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất vaccine

Các nước châu Á tìm nguồn cung vaccine sau khi COVAX bị ảnh hưởngViệt Nam sẽ sớm có vaccine ngừa COVID-19 an toàn, hiệu quảẤn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia

Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ KH&CN về tình hình thực hiện nhiệm vụ, những vấn đề tồn đọng cần giải quyết, Thủ tướng nhận định: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KHCN), luôn coi KHCN là quốc sách hàng đầu. Qua hơn 30 năm đổi mới của đất nước, KHCN đã từng bước khẳng định vai trò động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. KHCN hiện hữu trong tất cả các ngành, lĩnh vực, các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhận thức đầy đủ về vai trò của KHCN, đi đôi với sự quan tâm đúng mức, cụ thể, thiết thực của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị là vấn đề quan trọng số một để KHCN có thể phát triển và thực hiện tốt vai trò của mình.

Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức: Từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, xu hướng già hóa dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh… thì KHCN lại càng phải thực hiện tốt hơn vai trò động lực, dẫn dắt của mình. Trước hết phải kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình thay đổi, xây dựng cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá, dự báo đúng xu thế, tham mưu với Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực công tác, từ nghiên cứu lý luận đến hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, pháp luật để điều chỉnh và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động khác của xã hội.

Thời gian qua, trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn cả về nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, nhưng ngành KHCN đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách và đã đạt được nhiều thành tích có ý nghĩa, góp phần đáng kể vào thành tích chung của cả nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Nguồn lực KHCN của đất nước còn manh mún, chia cắt, chưa được huy động một cách có hệ thống, tổng thể và liên thông, kết nối để có thể phát huy sức mạnh tổng hợp cho phát triển; đóng góp của ngành cho phát triển kinh tế-xã hội là rất đáng kể, nhưng chưa tương xứng với vai trò động lực cũng như tiềm lực và yêu cầu đặt ra; thị trường KHCN còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết; đội ngũ KHCN vừa thiếu, vừa thừa, còn mỏng, kể cả trong lĩnh vực khoa học xã hội; chưa có nhiều công trình khoa học lớn tầm cỡ, tương xứng với truyền thống lịch sử và vị thế của đất nước.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do ngành KHCN còn chưa đủ nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt để vượt khó vươn lên; thể chế, cơ chế, chính sách còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; chiến lược phát triển còn thiếu trọng tâm, trọng điểm trong điều kiện nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp cả về cơ sở vật chất, tài chính, con người; công tác thi đua, khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận, tạo động lực còn khiêm tốn, chưa kịp thời; công tác truyền thông còn hạn chế, chưa đủ để nhân dân, doanh nghiệp có thể hiểu, chia sẻ và có cảm hứng để tham gia tích cực hơn vào hoạt động phát triển KHCN.

Từ những kết quả tích cực và hạn chế, yếu kém nêu trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm, là ngoài việc tiếp tục nâng cao nhận thức một cách đầy đủ của toàn xã hội về vị trí, vai trò động lực, dẫn dắt của KHCN, toàn ngành KHCN phải phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tích cực, chủ động, sáng tạo để cùng nhau chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.

8 nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng lưu ý trong thời gian tới, Bộ KH&CN cần tập trung làm tốt một số nội dung trọng tâm:

Thứ nhất, kế thừa, phát huy truyền thống và những thành tích, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm; đoàn kết, chung sức, chung lòng, quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả hơn để làm tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò được giao.

Thứ hai, trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, mặc dù sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo và hỗ trợ của Đảng, Nhà nước là không nhỏ, nhưng cũng còn chưa đáp ứng yêu cầu, toàn ngành KHCN cần thống nhất quan điểm: Phải đề cao tinh thần tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để vươn lên, để trưởng thành, khẳng định và phát triển. Xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết dứt điểm từng việc, không dàn trải, không để dây dưa, kéo dài làm lãng phí nguồn lực và làm mất động lực.

Thứ ba, quan tâm làm tốt hơn nữa việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực KHCN cả trong và ngoài nước; chủ động thiết kế các công cụ để phân cấp mạnh hơn đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát. Tập trung đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về KHCN và đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, việc xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường KHCN phải hướng tới phục vụ sản xuất kinh doanh, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển KHCN. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển KHCN, thu hút nhân lực chất lượng cao và khơi thông nguồn lực đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Tinh thần là phát triển KHCN không chỉ đơn thuần hướng tới mục tiêu tăng trưởng, mà còn phải gắn với phát triển văn hoá, phát triển con người và an sinh xã hội; phục vụ mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó lưu ý phát triển và quản lý hiệu quả các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng theo hướng lưỡng dụng.

Thứ năm, đầu tư phát triển cho KHCN phải có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng, miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, Bộ KH&CN cần chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch COVID-19, trong đó lưu ý hỗ trợ hoạt động sản xuất vaccine.

Thứ sáu, chú trọng hơn công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên. Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xây dựng các công cụ phù hợp để phân cấp mạnh hơn gắn với việc cụ thể hoá trách nhiệm cá nhân và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra…

Thứ bảy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách liên quan đến KHCN, truyền cảm hứng, tôn vinh trí thức, nhà khoa học.

Thứ tám, chủ động, tích cực hơn trong hội nhập và hợp tác quốc tế về KHCN; tranh thủ trao đổi, tiếp nhận những thành tựu KHCN của thế giới, nhất là những công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, tận dụng tối đa cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu và đặc biệt là phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong thời điểm hiện nay.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top