ClockThứ Năm, 17/03/2022 14:30

Trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 cần được theo dõi như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 cần được theo dõi, xử trí các triệu chứng như thế nào?

Cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhàWHO khuyến nghị về việc sử dụng thuốc Molnupiravir chống COVID-19Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19Sẵn sàng phương án xử trí khi có học sinh mắc COVID-19 trong trường họcTrẻ em – đối tượng bị tác động nặng nề nhất của làn sóng dịch thứ 4 tại Đức

Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại bệnh viện. Ảnh: ĐP

Theo Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 của Bộ Y tế, với trẻ dưới 5 tuổi cần được theo dõi như sau:

Cha mẹ theo dõi các dấu hiệu của trẻ như: Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày cho trẻ; đếm nhịp thở, mạch; đo SpO2 (nếu có máy đo).

Cha mẹ quan sát màu sắc da, niêm mạc của trẻ; kiểm tra xem trẻ có tình trạng rối loạn tiêu hóa không; theo dõi tinh thần, khả năng bú, ăn của trẻ.

Cha mẹ cũng quan sát các dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời xử lý như:

- Trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.

- Trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt và chườm, lau người bằng nước ấm; hoặc trẻ sốt không cải thiện sau 48 giờ.

- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi.

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.

- Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.

- Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

- Trẻ có dấu hiệu thở bất thường như: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…

- Chỉ số SpO2 của trẻ dưới 96% (nếu có máy đo SpO2).

- Trẻ có biểu hiện tím tái.

- Trẻ bị mất nước như: Môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít…

- Trẻ bị nôn mọi thứ khi ăn.

- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.

- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng…

- Khi cha mẹ thấy bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu trên của trẻ, cha mẹ phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà như: Trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ráo riết phòng, chống sốt xuất huyết

Theo dự báo, số ca bệnh sốt xuất huyết (SXH) sẽ tăng cao trong thời gian tới do tác động của thời tiết. Trước sự xuất hiện song hành 2 loại muỗi Aedes Aegypti và Aedes Albopictus, ngành y tế khuyến cáo cần cảnh giác, giám sát liên tục, phát hiện, báo cáo các ca bệnh với cơ quan chức năng kịp thời.

Ráo riết phòng, chống sốt xuất huyết
Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/8 đã lên tiếng cảnh báo khi các ca nhiễm COVID-19 đang tăng vọt trên toàn thế giới - bao gồm cả ở Thế vận hội Paris đang diễn ra, và gần như khó có thể suy giảm trong thời gian tới. Cơ quan này cũng lo ngại rằng các biến thể nghiêm trọng hơn của virus SARS-CoV-2 có thể sẽ sớm xuất hiện và lây lan.

WHO cảnh báo sự quay trở lại đáng lo ngại của COVID-19
Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
Return to top