ClockThứ Sáu, 14/05/2021 18:06

Trích quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo cứu bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

TTH.VN - Chiều 14/5, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết tập thể y bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa gây biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi rất nặng.

Cứu sống bệnh nhân bị phình bóc tách động mạch chủ phức tạpCan thiệp tim mạch cứu sống bệnh nhân “ho ra máu sét đánh”

Bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn kèm viêm phổi nặng biến chứng ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị can thiệp kịp thời bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi ô xy qua màng nhân tạo ngoài cơ thể, lọc máu liên tục tại giường).

Đây là những kỹ thuật cao, phức tạp, rất hiệu quả để cứu sống bệnh nhân nhưng có chi phí điều trị cao, bệnh nhân nghèo không có khả năng chi trả. Trước tình huống này, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã chỉ đạo cấp cứu ngay để cứu sống bệnh nhân.

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (bên phải) tặng hoa cho bệnh nhân ngày xuất viện

Trước đó, nam bệnh nhân Trương H. (42 tuổi, thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp thấp.

Sau 2 giờ điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân nặng hơn, vô niệu. Các bác sĩ lọc máu liên tục tại giường nhưng vẫn không cải thiện và được chẩn đoán bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng biến chứng ARDS (Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển), tiên lượng tử vong cao. Tình trạng bệnh nhân quá nặng, các bác sĩ xác định cứu cánh duy nhất để cứu sống bệnh nhân là dùng kỹ thuật ECMO.

Tuy nhiên, để sử dụng kỹ thuật này đòi hỏi một chi phí rất lớn trong khi điều kiện gia đình bệnh nhân lại rất khó khăn. Trước hoàn cảnh của bệnh nhân, Ban Giám đốc bệnh viện đã yêu cầu các kíp trực khẩn trương, tập trung mọi nguồn lực để điều trị cho bệnh nhân.

Sau 18 ngày điều trị tích cực với hỗ trợ của kỹ thuật ECMO, thở máy chế độ bảo vệ phổi, chế độ dinh dưỡng tốt, phục hồi chức năng, bệnh nhân dần tỉnh táo, huyết áp ổn định dần, ngưng được các phương tiện hỗ trợ. Những ngày sau đó, bệnh nhân được rút ống trợ thở thành công, tỉnh táo, giao tiếp tốt, đã tự đi lại, tập thể dục trong phòng.

Vợ của bệnh nhân H. cảm động: “Hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, bệnh tình chồng tôi quá nặng, gia đình đã quyết định xin đưa về nhà. Nhưng với sự giúp đỡ của Giám đốc bệnh viện và sự tận tâm của các y bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, chúng tôi đã có thêm hy vọng để tiếp tục điều trị cho chồng tôi. Xin cám ơn sự giúp đỡ ý nghĩa này".

Với mức chi phí điều trị của bệnh nhân H. đã lên đến hơn 700 triệu đồng, ngoài chi trả của Bảo hiểm y tế, Bệnh viện đã trích kinh phí từ Quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện để hỗ trợ bệnh nhân.

Tin: Đồng Văn; ảnh: BVCC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt

Từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, 3 tạng hiến được ê kíp đưa về Huế ghép cho 3 bệnh nhân trong ngày 2/4. Đây là một kỷ lục khác của Bệnh viện Trung ương Huế về ghép tạng xuyên Việt. Thừa Thiên Huế Online ghi lại hành trình thần tốc và nỗ lực giành lại sự sống cho người bệnh.

Hành trình hồi sinh của ba bệnh nhân được ghép tạng xuyên Việt
Hương Trà, tiếp nhận 319 đơn vị máu đợt 3

Ngày 4/4, Hội Chữ thập đỏ thị xã Hương Trà phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2024.

Hương Trà, tiếp nhận 319 đơn vị máu đợt 3

TIN MỚI

Return to top