ClockThứ Tư, 23/10/2024 11:59

Ứng phó tại chỗ, hỗ trợ tuyến dưới cấp cứu trong mưa bão

TTH - Không chỉ đảm bảo an toàn cho con người và cơ sở vật chất; công tác cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe người dân mùa mưa bão là nhiệm vụ được ngành y tế chủ động từ xa, từ sớm.

Y đức nơi tuyến đầu cứu ngườiBệnh nhi viêm cơ tim tối cấp biến chứng sốc tim được cứu sống ngoạn mụcNhập viện phẫu thuật vì vật nuôi tấn công

 Các trạm y tế đều có phương án chuẩn bị hóa chất xử lý môi trường khi lũ rút

Xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết

Phú Hồ là địa bàn thấp trũng của huyện Phú Vang, thường bị ngập sâu, nước rút chậm khi mùa mưa đến. Toàn xã có 5.200 dân trên tổng số 1.250 hộ. Dựa trên đặc thù của địa bàn, hàng năm Trạm Y tế (TYT) xã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN); trên cơ sở đó, tùy mức độ từng đợt thiên tai sẽ ban hành phương án cụ thể.

Trong công tác điều trị, đối với gần 600 ca bệnh về huyết áp, đái tháo đường đang được quản lý, TYT xã linh động “cấp trước” hoặc “tạm ứng” cho người dân để họ yên tâm trong những ngày thời tiết biến động. Theo kinh nghiệm, đơn vị sẽ quản lý chặt chẽ số lượng phụ nữ thai sản trên địa bàn; khi có cảnh báo thiên tai, nữ hộ sinh nắm danh sách gọi điện hoặc đến tận nhà khuyến cáo nhập viện theo dõi nhằm đảm bảo an toàn cho bà mẹ và trẻ. Ngoài ra, có 3 trường hợp suy thận nặng chạy thận một tuần 3 lần cũng nằm trong danh sách theo dõi đặc biệt.

TYT Phú Hồ cũng chuẩn bị cơ số thuốc như hóa chất phun khử khuẩn môi trường, thuốc phun muỗi, giảm đau, hạ sốt, bù nước, kháng sinh cơ bản. Sau mưa bão, nước rút đến đâu sẽ tiến hành vệ sinh đến đó, chú trọng phun khử khuẩn ở 3 trường học trên địa bàn nhằm phòng ngừa các bệnh đau mắt đỏ, tiêu chảy, viêm da dị ứng…

Lần theo ký ức, BSCKI. Hoàng Trọng Chiến, Trưởng TYT Phú Hồ kể vanh vách từng đợt trực đáng nhớ: Đó là theo ca nô xã đến tận nhà vận động một sản phụ gần sinh đi bệnh viện, về thôn Đồng Di Tây cấp cứu một cháu bé 3 tuổi sốt cao co giật… Nhờ túi thuốc sẵn sàng và sự chủ động trong tình huống nên các trường hợp nói trên đều được xử lý kịp thời. Theo BSCKI. Hoàng Trọng Chiến, trạm có 5 cán bộ cơ hữu, khi mưa bão xảy ra, tất cả đều tham gia trực. Nhu yếu phẩm dự trữ đảm bảo đủ sử dụng tối thiểu 5 ngày. TYT còn có 4 phòng ở tầng 2 phục vụ tránh trú cho người dân lân cận khi bà con tìm đến.

Trên tinh thần sẵn sàng lực lượng, phương tiện; đáp ứng kịp thời và khắc phục có hiệu quả các tình huống thiên tai, thảm họa, TTYT huyện Phú Vang chú trọng việc thành lập các tổ cơ động PCTT-TKCN và phòng chống dịch bệnh. Tổ cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận, giải quyết các trường hợp cấp cứu tại đơn vị, như: Mổ lấy thai, mổ ruột thừa viêm, các trường hợp chấn thương, gãy xương... Tổ cấp cứu ngoại viện hỗ trợ cấp cứu tại các khoa chuyên môn và tăng cường hỗ trợ cho xã Phú Xuân, Phú Lương, Phú Đa, Vinh Hà, Phú Gia, Vinh An, Vinh Thanh và các xã khác khi có yêu cầu. Tổ cấp cứu tại TYT xã Phú Diên hoặc Vinh Xuân sẽ cấp cứu, hỗ trợ các xã Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân. Tổ cấp cứu TYT xã Phú Mỹ cấp cứu, hỗ trợ các xã Phú Mỹ, Phú An, Phú Hồ tùy theo tình huống thiên tai.

BSCKI. Nguyễn Minh Hùng - Giám đốc TTYT Phú Vang nhấn mạnh: “Chúng tôi yêu cầu các TYT có phương án cụ thể nhằm giải quyết các tình huống xảy ra khi bão lụt như cúp điện, nước 3-5 ngày; có 1 sản phụ đến sinh; có 5-10 bệnh nhân bị tai nạn đến trạm cần xử trí cấp cứu; có 1 nhà bị sập; 1 ca nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy mất nước; trạm y tế bị cô lập trong nhiều ngày… Càng chi tiết chừng nào thì việc xử lý sẽ hiệu quả chừng đó”.

Kịp thời ứng phó trong các tình huống

Ngay từ giữa quý III, theo chủ trương, các cơ sở y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án “4 tại chỗ” nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn cho trụ sở, đảm bảo nguồn nhân lực cũng như làm công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe người dân. Tất cả bệnh viện, TTYT, TYT đều có bảng phân công trực ứng cứu 24/24; chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, nước uống cho bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế trong vòng một tuần… Các TYT tổ chức rà soát lập danh sách và vận động người lớn tuổi, người bị bệnh nặng và phụ nữ mang thai dự sinh đến y tế tuyến trên khi có dự báo bão/lũ lụt lớn xảy ra. Kiện toàn lực lượng cơ động tại chỗ, đảm bảo quân số 100% sẵn sàng, kịp thời ứng phó khi có tình huống xảy ra và hỗ trợ cho tuyến dưới.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chuẩn bị thuốc, hóa chất chống dịch, xử lý vệ sinh môi trường; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, TTYT huyện, TTY xã, phường, thị trấn chủ động chuẩn bị cơ số thuốc phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh thông thường, bông, băng, nẹp xử trí khi có tai nạn; kiểm tra bổ sung túi thuốc cấp cứu của các tổ cấp cứu ngoại viện. Cùng với đó là duy trì thông suốt thông tin liên lạc, điều hành và tận dụng kênh zalo, kịp thời chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; hỗ trợ các đơn vị y tế trong tình huống phát sinh.

Cuối tháng 9 vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống bão/lụt tại các địa bàn, qua đó nhắc nhở, yêu cầu hoàn thiện các phương án nhằm xử lý tốt nhất các tình huống thiên tai có thể xảy ra. PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế thông tin: “Từ đầu năm đến nay, Sở ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các hoạt động trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai. Trong đó, chú trọng cập nhật, huấn luyện lại các tiêu chuẩn phác đồ điều trị tả, thương hàn, tay chân miệng… Sau mưa bão/lũ lụt, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân và các lực lượng dọn dẹp vệ sinh, làm sạch môi trường không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh đặc thù”.

Bài, ảnh: L. TUỆ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Trao quà hỗ trợ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn

Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 16/11, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trao quà hỗ trợ cho các giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trao quà hỗ trợ giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên
Return to top