ClockThứ Ba, 04/08/2015 16:57

Vừa triển khai kỹ thuật mới, vừa đào tạo chuyên môn

TTH - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế thường "đứng mũi, chịu sào", là một trong những khoa làm việc trong môi trường vất vả, căng thẳng nhất của bệnh viện. Ngoài việc triển khai các kỹ thuật mới, hiện đại cấp cứu bệnh nhân, khoa còn tham gia đào tạo, nâng cao chất lượng cấp cứu cho các bệnh viện tuyến tỉnh của khu vực miền Trung.

Cấp cứu bệnh nhân ở Bệnh viện Trung ương Huế

 

Triển khai kỹ thuật cấp cứu tiên tiến

Khoa đã triển khai hai kỹ thuật đột phá xử lý bệnh, cứu sống bệnh nhân. Đó là kỹ thuật không xâm nhập (thở máy không thâm nhập) và điều trị tiêu sợi huyết.
Trước đây, bệnh nhân bị các bệnh hen, phổi, phù phổi cấp trong tình trạng cấp cứu phải đặt nội khí quản (ĐNKQ). Điều này, bệnh nhân phải lệ thuộc vào máy để thở. Thực hiện thủ thuật này, có trường hợp gây nhiễm trùng phổi hoặc biến chứng gây tử vong. Thực hiện thở máy không thâm nhập có nhiều ưu điểm hơn ĐNKQ, vì sẽ tiện lợi hơn với bệnh nhân, an toàn, dễ chịu, dễ sử dụng, giảm biến chứng nhiễm khuẩn hô hấp, giảm ngày nằm điều trị, phòng ngừa tình trạng thiếu ô xy khi ngủ, cải thiện chức năng thông khí…đột quỵ, (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh có tỷ lệ tử vong và gây tàn phế rất cao. 
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, đột quỵ xếp thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư; mỗi năm có khoảng 795000 bệnh nhân đột quỵ, trong đó đột quỵ thiếu máu não chiếm tỷ lệ 87%. Trung bình, 40 giây có một bệnh nhân bị đột qụy và 4 phút có một bệnh nhân tử vong vì đột quỵ. Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết sẽ làm tan cục huyết khối (cục máu đông làm tắc nghẽn dòng chảy trong lòng mạch máu não và gây ra đột quỵ thiếu máu não). Đây là thuốc duy nhất được Hoa Kỳ (cơ quan FDA) ) chấp thuận sử dụng trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cấp trong vòng 3 giờ, kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Vì vậy, muốn có tác dụng thì bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong vòng 3 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ, dùng thuốc càng sớm thì khả năng thành công càng cao. Do vậy, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, điều trị sớm với thuốc tiêu sợi huyết trong 3 giờ đầu làm tăng thêm ít nhất 30% tỷ lệ không bị tàn phế hoặc chỉ tàn phế ở mức tối thiểu. Sau khi xử lý ban đầu bằng thuốc tiêu sợi huyết, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa mạch máu não điều trị tiếp. Tuy nhiên, thuốc chỉ sử dụng cho những bệnh nhân không bị xuất huyết não, huyết áp không quá cao và không bị những bệnh lý về máu. “Hiện tại, Khoa Cấp cứu đã đào tạo một đội ngũ chuyên môn vững vàng, thực hiện tốt các kỹ thuật không xâm nhập và sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trong xử lý, cấp cứu, cứu sống nhiều bệnh nhân. Đó là hai đột phá mà khoa đã dày công nghiên cứu, học tập triển khai thành công, góp phần cứu sống được nhiều bệnh nhân”, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trần Quốc Thắng, Trưởng khoa cho hay. Riêng vấn đề cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, thạc sĩ, bác sĩ Đoan Trang, nguyên Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế dù đã nghỉ hưu, nhưng vẫn cố vấn, xây dựng quy trình xử trí đột quỵ cho khoa.
Đào tạo chuyên môn cho bệnh viện tuyến tỉnh
Với hỗ trợ của dự án “Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh “của Tổ chức JICA về đào tạo và nâng cao chất lượng khả năng cấp cứu của bệnh viện cho bác sĩ, điều dưỡng tuyến tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, từ 3 năm nay, Khoa đã thực hiện đào tạo chuyên môn cho bệnh viện các tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Đắc Lắk, Hà Tĩnh. Để nội dung đạt chất lượng cao, khoa đã phân công một bác sĩ và hai điều dưỡng soạn một bài giảng. Bác sĩ truyền đạt cho bác sĩ, điều dưỡng truyền đạt cho điều dưỡng. Mỗi bệnh viện ở mỗi tỉnh được khoa soạn riêng nội dung bài giảng phù hợp với nhu cầu. Chẳng hạn, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh yêu cầu dạy các chương trình: Chẩn đoán và xử trí cấp cứu bệnh nhân shock, chấn thương bụng kín và chấn thương thấm bụng, cấp cứu chấn thương cột sống. Những bài học về xử lý, cấp cứu bệnh nhân bị gãy xương; tiếp cận, phân loại, xử trí và theo dõi bệnh nhân đa chấn thương; hồi sức tuần hoàn hô hấp cơ bản; kiểm soát hô hấp; chăm sóc theo dõi bệnh nhân bị shock… là những tài liệu quý đối với bác sĩ, điều dưỡng tuyến tỉnh.
Theo các bác sĩ, điều dưỡng của khoa, dù khoa có nhiều bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II và được đào tạo ở nước ngoài, nhưng với ngành y, có thêm kiến thức không bao giờ thừa. Quá trình dạy cho đồng nghiệp, họ càng có điều kiện củng cố thêm chuyên môn trong xử lý, điều trị bệnh nhân. Khoa cấp cứu, nơi đón nhận bệnh nhân nặng đầu tiên. Chỉ một sơ suất nhỏ, hoặc thiếu kiến thức của bác sĩ, điều dưỡng trong xử lý bệnh, sẽ để lại hậu quả đáng tiếc. Ví như lúc bệnh nhân đông, phải biết chọn bệnh để xử lý. Nếu bệnh nhân có nguy cơ cao, sự sống đang bị đe dọa, phải đặt nội khí quản. Vết thương ở đùi gây chảy máu nhiều, phải xử lý ngay. Nếu là gãy xương phải có biện pháp giảm đau cho bệnh nhân để chống choáng sau đó mới xử lý bó… “Đó là những bài học “nằm lòng”, bác sĩ, điều dưỡng chúng tôi không được phép quên”, một bác sĩ của khoa nói.
Ngoài việc đào tạo cho bệnh viện tuyến tỉnh, khoa còn đào tạo kiến thức về an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp cho trung tâm khu công nghiệp Phú Bài.
Khi hỏi về những vất vả, khó khăn của khoa, thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Thắng không trả lời tôi. Ông chỉ có nguyện vọng là các trường đào tạo ngành y trên toàn quốc nên có chuyên ngành cấp cứu. Như vậy, dù bác sĩ mới tốt nghiệp, làm việc ở khoa cấp cứu sẽ giúp ích nhiều cho bệnh nhân.
Bài, ảnh: ĐINH HOÀNG XUÂN HỒNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top