Thế giới

4 tội lớn nhất của Chu Vĩnh Khang

ClockThứ Sáu, 12/06/2015 17:26
TTH.VN - Wall Street Journal tiết lộ những tình tiết nên biết về Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc đã bị kết án chung thân hôm 11/6 với nhiều tội danh.

Chu Vĩnh Khang bị kết tội nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia.

 

Hình ảnh của Chu Vĩnh Khang được Reuters mô tả là tóc bạc trắng, khác hoàn toàn với lúc ông bị bắt.

Chu Vĩnh Khang bị kết án chung thân với nhiều tội danh (ảnh chụp từ màn hình CCTV)

Theo Reuters, Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị đưa ra xét xử từ những năm 1980 tới nay và là vụ án tham nhũng lớn nhất trong 70 năm thành lập nước CHDCND Trung Hoa.

1.Chu Vĩnh Khang từng cùng Bạc Hy Lai âm mưu gây chính biến

Wall Street Journal tiết lộ Chu Vĩnh Khang từng thông đồng với Bạc Hy Lai kết bè kết đảng. Hai người từng có một cuộc nói chuyện bí mật tại Trùng Khánh, triệt để phủ định lý luận và thực tiễn cải cách mở cửa của cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Trước đó, tờ “Tuần san Phượng Hoàng” cũng từng thông tin Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đã biểu thị “muốn đánh một trận lớn”. Sau đó, Chu Vĩnh Khang không những không báo cáo những lời nói và hành động của Bạc Hy Lai cho Trung ương, ngược lại khi về Bắc Kinh còn nói với các thân tín then chốt của mình rằng “chúng ta phải hoàn thành đại sự này, những người như Bạc Hy Lai cần phải lợi dụng, ông ta có thể giúp chúng ta tiến lên.”

“Tuần san Phượng Hoàng” còn tiết lộ trong vấn đề cấu kết bè phái, Chu Vĩnh Khang rất ngoan cố, bất cứ ai không tuân theo ý kiến của ông ta đều sẽ bị trả thù.

2. Chu Vĩnh Khang bị tố nghe lén ông Tập Cận Bình

Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang được cho là đã lợi dụng vị trí của mình để theo dõi nhiều lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hai quan chức liên quan tới việc điều tra cho biết Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, “đã lợi dụng việc nghe lén qua điện thoại và những phương pháp khác để thu thập thông tin về tài sản gia đình, cuộc sống cá nhân và quan điểm chính trị của các lãnh đạo Trung Quốc”.

Ông cũng sử dụng Lương Khắc, cựu cục trưởng Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh, để lấy thông tin về các lãnh đạo đảng. Ông Lý Đông Sinh, cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, đã làm rò rỉ một số thông tin này lên các trang web tiếng Trung ở hải ngoại. Ông Lý đã bị buộc tội nhận hối lộ, trong khi đó ông Lương mới bị cách chức nhưng chưa chính thức bị điều tra.

4. Tham nhũng “ác liệt”

Reuters từng có báo cáo cho rằng tổng tài sản nhà họ Chu nắm giữ có giá trị khoảng 90 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 14,5 tỷ USD. Tài liệu của New York Times cho thấy con trai ông, chị em dâu và thông gia nắm giữ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 160 triệu USD, phần lớn là từ ngành dầu khí Trung Quốc.

Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đề cập đến cáo buộc Chu Vĩnh Khang là người chỉ đạo 5 mạng lưới tham nhũng gồm mạng lưới ở tỉnh Tứ Xuyên, trong ngành dầu khí, ngành công an, mạng lưới các thư ký và mạng lưới gia đình, họ hàng: “Ông Chu hình thành một khối tội phạm”.

3. Chu Vĩnh Khang - người quyền lực thứ ba một thời ở Trung Quốc

Cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang từng được cho là giữ vị trí quyền lực lớn thứ ba ở nước này, chỉ sau Chủ tịch nước và Thủ tướng.

Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất “ngã ngựa” trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Chu từng đảm nhiệm chức Bộ trưởng Công an, phó bí thư Ủy ban Chính pháp.

Năm 2007, Chu được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Chính pháp đầy quyền lực, quản lý các lĩnh vực an ninh, công an, tòa án, kiểm sát.

Ông này từng là một trong 9 người quyền lực nhất Trung Quốc cho đến khi nghỉ hưu vào cuối năm 2012. Chu Vĩnh Khang bị bắt tháng 12/2014 với nhiều cáo buộc, như nhận hối lộ và tiết lộ bí mật quốc gia.

Ngày 11/6/2015, Chu Vĩnh Khang bị kết an chung thân với những tội danh nhận hối lộ, lạm quyền và để lộ bí mật quốc gia./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng

Trong khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo xung đột toàn cầu thì Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine chỉ là bước đầu tiên còn Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov nói rằng Moskva buộc phải tăng cường các biện pháp răn đe hạt nhân do chính sách leo thang từ Washington và phương Tây.

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng
Return to top