ClockChủ Nhật, 28/12/2014 15:20

A Lưới: Độc đáo Tết A Za của đồng bào Pa Cô

TTH.VN - Để tri ân một mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, Tết A Za còn được đồng bào Pa Cô quan niệm là Tết cơm mới.

Bắt đầu từ 6/11 âm lịch (27/12), kết thúc vào ngày 24/12 âm lịch, Tết A Za đánh dấu một năm đã qua đi và một năm mới đang tới, khi mùa màng đã hoàn tất, những hạt lúa, ngô... đã thu hoạch và chất đầy trong kho của mỗi gia đình đồng bào Pa Cô sống trên dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Một số hình ảnh của Tết A Za tại huyện A Lưới mà chúng tôi ghi nhận hôm 27/12:


Già làng Hồ Văn Hạnh (thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung) đang chuẩn bị các lễ vật để dâng lên giàng. Có tới 9 Giàng mà đồng bào Pa Cô cảm ơn trong dịp A Za này như Giàng A Zel (thần trời, đất), Giàng A Zal (thần núi), Giàng Đung (thần nhà ở)…


: Hai vợ chồng già làng Hồ Văn Hạnh đang cầu nguyện với Giàng qua A xiéo (là vật tượng trưng để giao tiếp với Giàng, được làm bằng hai mảnh của ống tre). Đồng bào Pa Cô sử dụng A xiéo giống như người Kinh dùng hai đồng xu mỗi khi cúng bái cầu nguyện. Theo quan niệm xưa, nếu cả 5 lần A Xiéo đều ngửa thì năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.


: Các nghi lễ được tiến hành phải có người làm chứng, đó là người lớn tuổi trong dòng họ. Ông Quỳnh Nghìn là bác của già làng Hồ Văn Hạnh tới dự lễ và thổi cho giàng nghe những điệu khèn hay nhất của mình.

Sau khi làm lễ ở nhà xong, bà con sẽ tập trung tới nhà Rông làm lễ A Za cho cả làng. Đại diện mỗi dòng họ sẽ có một mâm cỗ đã chuẩn bị trước, già làng sẽ là người đại diện cho toàn bản làng làm lễ cúng, mời gọi thần linh về chung vui A Za.

Các già làng cùng nhau làm lễ đón A Za cho toàn bản.


Bà con vừa mang lễ vật tới nhà Rông vừa nhảy múa, hát hò vui vẻ. Đây là phần hội mà già trẻ, gái trai trong làng ai cũng chờ đón, bởi họ được hòa mình vào tiếng trống, chiêng và những điệu khèn đắm say lòng người. Ngoài ra, A Za còn thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các dòng họ với nhau trong một bản.

Nhật Hạ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top